banner 728x90

Truyện ngắn: Mái ấm nơi quê nhà

26/09/2024 Lượt xem: 2394

Chị Hai, con cậu tôi, qua Mỹ đã hơn 20 năm. Mấy năm đầu chị đi biền biệt, không thư từ gì. Vài năm sau, làm ăn khấm khá, chị mới gửi thư về, kể vắn tắt rằng: Chị ở Mỹ, có việc làm ổn định, cuộc sống của chị bây giờ sung túc, có nhà lầu, xe hơi... Gia đình nhận được thư chị thì mừng rỡ vô cùng.

Ngày ấy, gia đình chị còn nghèo lắm. Nghèo đến độ bữa ăn toàn độn khoai sắn, anh chị em trong nhà cũng nhường qua nhường lại. Nghèo đến độ đôi dép đã rách, khâu lại nhiều lần, anh chị em phải mang chung. Tuy không được học hành nhiều, song tình cảm họ luôn dạt dào. Nghe chị kể giờ đã được sung sướng nên ai cũng mừng.

Sau thời gian liên lạc, chị Hai bắt đầu gửi tiền về quê xây nhà cho cha mẹ. Căn nhà tranh vách lá, đông con nghèo nhất xóm, bỗng dưng thành ngôi nhà lầu với đầy đủ tiện nghi... Trong nhà, chị sắm điện thoại để khi nào cần thì gọi về. Anh em trong nhà, người nào nghèo thì chị cho tiền xây, người nào khá hơn thì cho vài nghìn đô la. Nhờ tiền chị gửi, cuộc sống của các anh chị em đều trở nên khá giả. Nhưng cũng từ đó trở đi, họ ỷ lại có chị Hai, không để ý hay lo lắng nhiều về kinh tế. Chị còn lo cho các cháu. Một lần chị điện thoại bảo: “Đời mình đã không biết chữ, đừng để cho mấy cháu đi theo vết chân của mình. Nhớ cho mấy cháu đi học nghề, học chữ đầy đủ. Bao nhiêu tiền, chị gửi!...”. Thế là, hàng tháng chị đều đặn gửi tiền về cho các cháu.

Chị Hai về nước được hai lần. Lần đầu, sau khi đưa chị thăm bà con nội ngoại, anh chị em bàn nhau đóng góp tiền thuê xe đưa chị đi chơi ở Huế, Nha Trang, Đà Lạt... bởi thấy thương chị Hai chỉ biết làm việc quần quật để gửi tiền về chăm lo cho gia đình. Song, chị nhất quyết không cho ai góp tiền, một mình chi hết cho các chuyến du lịch. Chị bảo: “Mấy em biết đoàn kết, thương yêu nhau là chị vui rồi...”.

Thương chị Hai, mấy đứa em đưa chị đến nhà hàng sang trọng, thế nhưng chị thấp thỏm không dám vào, nói: “Hay là mình đến quán nào nhỏ thôi, để dành tiền cho mấy cháu đi học?...”. Mấy anh chị em cảm động vô cùng: “Chị lâu ngày về Việt Nam, cứ chơi thỏa sức, cứ tằn tiện cho người khác làm gì...”. Nghe vậy chị miễn cưỡng vào...

Buổi tối, sau khi đi chơi về ở khách sạn, mấy đứa cháu lấy chiếc thẻ nhớ trong máy hình ra, cắm vào máy tính để xem hình chụp chuyến đi chơi. Đây là 2 vật dụng chị gửi tặng cháu nhân ngày sinh vào mấy tháng trước. Mấy đứa cháu gọi chị lại xem hình, chị lúng túng, không biết dùng, thành thật nói: “Ở bên đó, dì chỉ biết làm móng tay, móng chân cho người ta, chứ có đụng đến máy móc đâu!...”. Mấy đứa cháu ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi gì...

Lần thứ hai chị Hai về nước, mấy anh chị em cũng đưa nhau đi chơi giống như lần đầu. Lần này, chị mang về hết số tiền tích cóp trong mấy chục năm. Chị gọi mấy anh chị em lại, bàn tính kinh doanh, để sau đó chị về Việt Nam định cư luôn. Người bàn làm việc này, người bàn công việc kia, cuối cùng, chị Hai nghe lời chị Bảy mua mấy mẫu đìa nuôi tôm, giao cho chị Bảy trông coi, lấy tiền lời để dành cho chị về quê. Song, mấy năm liền, việc nuôi tôm thua lỗ, thế là bao công sức của chị Hai như đổ sông đổ biển...   

* * *

Mấy tuần trước, bé Thùy, con gái chị Hai điện thoại về khóc lóc bảo rằng tiệm làm móng gia đình thuê của người ta đã bị đòi lại, cuộc sống khó khăn, chị lại đang bệnh nặng. Lúc ấy mọi người mới vỡ lẽ ra rằng bao năm qua chị Hai luôn hy sinh mọi thứ để lo cho gia đình. Ai cũng cảm động, nghẹn ngào và quyết định cùng nhau góp tiền giúp chị Hai vượt qua khó khăn, chữa bệnh...

Tình cảm chị em vẫn dạt dào như ngày nào.

Hương Lan

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Giờ này anh ở đâu?

Dạo ấy, tôi 18 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông trung học. Gia đình tôi khi đó rất khó khăn. Ba tôi đã mất, chỉ còn mình mẹ bươn chải việc đồng áng nuôi các con. Biết rằng vào đại học là con đường xa tít, không nằm trong khả năng của mình nên tôi chọn cách mà nhiều cô gái trong làng vẫn làm: bán hàng rong ở bến phà, cách nhà khoảng 2 cây số.

Truyện ngắn: Những mảnh đời ghép lại

Không hiểu sao những lúc ngồi trồng rau mầm trên sân thượng, Trầm hay nghĩ về cuộc hôn nhân của đời mình. Hai năm trước, có nằm mơ chị cũng không thể mường tượng ra mình có những buổi sáng thong thả chăm bẵm cho tổ ấm. Đồng ý làm vợ Khang, chị chỉ nghĩ “ừ thôi, cùng phận bèo trôi bám nhau neo đậu, biết đâu đỡ buồn”.

Truyện ngắn: Trở về với các em học sinh thân yêu

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Mơ xin được về công tác tại trường cũ, nơi cô đã có những năm tháng đầy kỷ niệm của thời cắp sách. Dường như cảnh vật không mấy thay đổi; vẫn là những thầy cô của 4 năm trước, chỉ có các em học sinh là mới. Và có một người mới nữa là người bảo vệ tên Hào, thay thế bác Tánh đã già yếu. Lần đầu nhìn thấy Hào, Mơ thắc mắc, sao trường lại chọn một người khuyết tật làm bảo vệ?

Câu chuyện gia đình: Chung một mái nhà

Một ngày cuối thu. Trong phòng học của An, thằng Bình cầm con voi đất ngắm nghía, châm chọc: “Anh An nắn con voi đẹp quá. Anh phải nắn thêm ông An con ngồi trên lưng với điểm mười treo lộn ngược trước ngực”. Đang làm bài tập toán, An không tập trung suy nghĩ được vì giọng nói léo nhéo của Bình. Nó gắt: “Mày có im cho tao làm bài không!”.

Câu chuyện gia đình: Cuộc đời của má

Với tôi, má là hình ảnh mẫu mực của người phụ nữ miền Trung thuần đức. Má chân phương, mộc mạc, chịu thương, chịu khó. Má tôi làm nông, quanh năm bươn trải, gò lưng trên đồng. Trên người má lúc nào cũng có những “sản phẩm” của đồng ruộng. Khi thì sợi rơm khô trên tóc; có lúc trong túi áo rơi ra mấy hạt thóc; lưng áo luôn mướt mồ hôi; trên vai kẽo kẹt đôi quang gánh… Dường như, má đẹp hơn là nhờ vậy, vẻ đẹp vĩnh hằng của đức hy sinh.

Truyện ngắn: Chuyến đi biển bình yên

Biển trong tôi là một thủy cung huyền bí cần được khám phá bởi cái nắng, cái gió ở đây rất đáng yêu và quyến rũ vô cùng. Nhìn thiên hạ nô đùa với sóng, với trời nước mênh mông mà thấy thích. Thích thì thích nhưng rất sợ bởi tôi không biết bơi.

Truyện ngắn: Câu chuyện giữa rừng thông

Chàng trai đang ngồi cạnh tôi có vẻ ngoài không mấy thiện cảm. Người thấp đậm, nước da sạm nắng, râu cằm tua tủa... hơi ngang tàng và có chút gì đó bặm trợn. Vậy mà tôi phải đi với anh ta suốt một quãng đường dài để vận chuyển một số hàng mới mua từ Hà Nội về Vũng Tàu.

Truyện ngắn: Tìm lại cuộc tình sau mười năm xa cách

Chuyến tàu ngày thứ hai vắng khách, chỉ có mình tôi với một chàng trai trẻ trong khoang 6 giường nằm. Chàng trai có mái tóc bồng gợn sóng khoảng 30 tuổi ấy đang làm cuộc hành trình đi tìm cô gái mà mình thương yêu.
Top