Thánh sư là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân. Truyền thống này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vô cùng quý bàu của dân tộc ta.
Thờ cúng Thánh sư thể hiện lòng tri ân với những vị đã có công ơn khai mở, truyền dạy nghề cho nhân dân
Thánh sư còn có các tên gọi khác như: Tiên sư, Nghệ sự, Tổ sư, Tổ nghề…tức là người đã có công sáng tạo hay truyền dạy một nghề nào đó cho những người đời sau. Do vậy, đây là thứ tín ngưỡng của cộng đồng những người cùng nghề nghiệp thường là nghề thủ công. Trong một làng hay một khu phố, thành phố, họ họp chung thành phường. Một số trường hợp vị Thánh sư, Tổ sư nghề trở thành Thành hoàng của cả làng, điển hình là cụ Hoàng Đôn Hòa là Thánh nghề thuốc ở làng Đa Sĩ, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
Mỗi làng nghề ở nước ta đều có tổ nghề, nhất là những nghề có lịch sử phát triển lâu đời
Người ta thờ riêng Thánh sư ở miếu, đền nhưng ở mỗi nhà, cạnh bàn thờ gia tiên cũng có thêm bàn thờ Thánh sư. Một số phường lớn ngoài nhà thờ, còn có tài sản riêng, ruộng vườn dùng hoa lợi vào việc tế tự. Ngày cúng lễ Thánh sư thường vào ngày kỵ giỗ, mọi thành viên của phường nghề phải đóng góp và tập trung tại đền miếu để cúng tế.
Ban Tôn giáo phía Nam