banner 728x90

Tín ngưỡng thờ cúng thần nông của người Việt Nam

03/06/2024 Lượt xem: 2477

Gắn với từng hoạt động sản xuất của con người đều có các hình thức tín ngưỡng trong ứng, trong đó quan trọng nhất là tín ngưỡng nông nghiệp, ngoài ra còn có các nghề phụ khác như: thủ công, đánh cá (ngư nghiệp) và buôn bán. 

Người Việt chủ yếu là làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Ngay từ thời xa xưa, con người ở đây, cũng như nhiều nước phương Đông khác chịu ảnh hưởng của quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ ấm – dương tương khắc tương sinh. Sự giao hòa đầy bí ẩn giữa âm dương là nguồn gốc sản sinh ra con người và vạn vật của vũ trụ. Hơn thế nữa, trong điều kiện xã hội cổ truyền còn lạc hậu, với sự trắc trở và khắc nghiệt của lụt bão, hạn hán, thiên tai, con người đành bất lực và hướng sự trợ giúp vào thần linh, ma quỷ:

“Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm ”

Và từ đó, hàng loạt lễ nghi, ma thuật về nông nghiệp ra đòi. Đúng như quan niệm của X.A. Tôcarép khi ông bàn tới nguồn gốc của lễ nghi nông nghiệp: “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào những điều kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma thuật ra đời”.

Ở người Việt cũng như ở nhiều tộc người thiểu số khác ở vùng núi, lễ nghi nông nghiệp diễn ra ở hầu khắp các công đoạn của việc trồng trọt và hoa màu, nhất là với canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, ở người Việt, tín ngưỡng này tập trung ở một số hình thức chính sau:

Nghi lễ cầu mưa (cầu đảo) và cầu tạnh trong đó tiêu biểu và độc đáo nhất là tục thờ Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chóp);

Tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cây trồng với nhiều lễ thức, trò diễn xoay quanh quan niệm giao hòa âm dương, đực cái.

Tôn thờ Mẹ Lúa – Thần Lúa – Vía Lúa, được nhân cách hóa thành người phụ nữ với nghi thức Mẹ Lúa gieo hạt và thu hoạch bông lúa đầu tiên, đúc tượng lúa, rước mạ ra đình, thờ vỏ trấu, khấn vía lúa và gọi gạo:

“Gạo ơi, gạo ơi, gạo ơi.
Nắm cơm, bát nước, nấu xôi, gạo à”

Các nghi lễ xuống đồng (hạ điền) của các làng xã và nghi thức cày tịch điền của các nhà vua phong kiến Việt Nam.

Tết cơm mới, dâng cúng thần linh, tổ tiên gạo mới và các sản vật thu hoạch đầu tiên.

Lễ tế Thần Nông của người dân miền tây Nam bộ

Thần Nông và tục thờ cúng Thần Nông. Đây là nghi thức cúng lễ chung của cả triều đình và quan các tỉnh. Hình tượng rước là vua Thần Nông và Trâu thần.

 Nếu ở người Việt chúng ta chỉ còn tìm thấy những “mảnh vỡ” của nghi lễ nông nghiệp như đã trình bày sơ lược ở trên, thì đối với các tộc người thiểu số nhất là các tộc làm nương rẫy, lễ nghi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào.      Có thể nói, trong bất cứ một khâu nào của canh tác nương rẫy, từ tìm đất, phát rẫy, đốt rẫy, dọn nương, tra hạt đến thu hoạch, đưa lúa vào kho, ăn cơm mới, đều diễn ra các nghi lễ. Có điều, khác với ở người Việt, các nghi lễ này thường đơn sơ, có khi thuần túy chỉ là nghi lễ, không có hội với các sinh hoạt văn hóa kèm theo.

Nội dung cơ bản của tín ngưỡng nông nghiệp là quan niệm Hồn Lúa. Hồn Lúa, trong quan niệm của cư dân nương rẫy, là sức sống của cây lúa, quyết định sự sinh trưởng của cây lúa, mang lại phong đăng của mùa màng. Do vậy, toàn bộ lễ nghi nông nghiệp là làm sao mòi mọc, vỗ về, dẫn dắt hồn lúa ở lại nương rẫy, giúp cho cây lúa sinh sôi, ra bống chắc hạt. Ở nhiều tộc người, khi tra hạt và thu hoạch, thường tổ chức nghi lễ lớn, biểu tượng của Hồn Lúa là Mẹ Lúa, hiện thân trong người phụ nữ, đi gieo hay gặt những bông lúa đầu tiên.

Người Tày, Nùng có lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Nàng Hai (Nàng Trăng) liên quan tới việc mở đầu mùa vụ gieo trồng hàng năm, cầu mong mùa màng tươi tốt, thôi tiết ôn hòa,…

Ban Tôn giáo phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top