banner 728x90

Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai của người Chăm

28/06/2024 Lượt xem: 2495

Người Chăm là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tiết trời. Do vậy, người nông dân Chăm luôn luôn “ trông trời, trông đất, trông mây” nghĩa là cầu mong ở đấng siêu nhiên. Từ đó, hình thành nên tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng đa thần và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai đã được hình thành và ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống sinh hoạt tâm linh của người Chăm.

Di tích thờ cúng Po Nai nằm trên một ngọn núi tiếng Chăm là Cek Cambang, người Việt phát âm thành Chà Bang thuộc địa bàn xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Di tích Po Nai có một Linga được tạc bằng đá màu đen. Hiện nay, linga đã bị kẻ trộm lấy đi, người Chăm chỉ còn thờ cúng Po Nai qua hình tượng một tảng đá. Po Nai có tên đầy đủ là Po Nai Tangya Bia Atapah, xuất thân trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Vì, không chấp nhận kết hôn với Po Kei Mao là người Raglai nên Po Nai đã bỏ nhà đi tìm đến nơi hẻo lánh, rừng sâu, núi cao làm nơi ẩn mình và tu hành.

Dân gian tương truyền vì bị người yêu từ chối tình cảm nên Po Kei Mao đã sử dụng mũi tên thần bắn vào nơi Po Nai đang tu hành làm cho tảng đá bị nứt đôi ra. Sau đó, mũi tên bay thẳng vào biển đông và biến thành con cá. Các làng Chăm đến cúng Po Nai có mời chức sắc ông Maduen, ông Ka-ing và ban nhạc lễ. Riêng, đối với làng Chăm Văn Lâm có thêm chức sắc Acar để thực hiện nghi thức Pa-mruei. Khi các chức sắc Acar đọc kinh xong, thì lễ cúng Po Nai chính thức được bắt đầu.

Ông Maduen là người chủ lễ thực hiện việc khấn mời các vị thần linh, vỗ trống Baranâng và hướng dẫn cho ông Ka-ing múa dâng lễ. Các lễ vật dùng để cúng cho Po Nai chủ yếu là các món ăn chay như xôi, chè ngọt, trầu cau, trái cây và những cành hoa điệp dùng để trang trí trên mâm lễ vật. Ông Ka-ing là chức sắc có năng lực giao cảm với thần linh, là người đại diện cho người dân múa lễ chính. Trước khi múa dâng lễ cho vị thần linh nào thì ông Ka-ing ngồi ở vị trí trung tâm, rót rượu và khấn mời thần linh đến chứng kiến và nhận lễ vật. Mỗi vị thần linh có vai trò, tính cách khác nhau. Do đó, ông Ka-ing sử dụng nhiều đạo cụ và thay đổi trang phục để diễn tả lại diện mạo của vị thần đó. Khi múa dâng lễ cho Po Nai ông Ka-ing phải thay trang phục nữ, hóa thân thành nữ thần. Trong lễ cúng Po Nai có 4 vị thần để lại nhiều dấu ấn hấp dẫn cho người xem lễ là Po Haniimper, Po Tang Ahaok, Po Nai và Po Cei Tathun.

Múa về nhân vật Po Haniimper, ông Ka-ing lấy cây roi ra xông trên khói trầm hương. Nghe theo điệu trống của Ban nhạc lễ, ông Ka-ing lên đồng làm động tác phi ngựa. Lúc này, ông Ka-ing tập trung quan sát đến đóng lửa đang cháy. Sau khi, di chuyển xung quanh đóng lửa 3 lần ông Ka-ing liền nhảy lên đóng lửa đang cháy để dập tắt lửa. Những người xem lễ rất vui mừng và phấn khích, hoan hô bằng cách vỗ tay và hô to À hay !  Người Chăm sinh sống ở vùng đất khô hạn, hành động dập tắt ngọn lửa là biểu tượng xoá đi cái oi bức của tiết trời và tống đưa đi những điều không may mắn trong năm cũ. Qua đó, cầu mong những trận mưa đầu mùa để người dân cày cấy và cầu mong một năm mới gia đình được bình an và hạnh phúc.

Múa đến nhân vật Po Tang Ahaok, ông Ka-ing lấy cây mía ra xông trên khói trầm hương, dùng khăn tay màu đỏ buộc chặt ngang lưng, dùng cây mía tượng trưng cho mái chèo làm động tác chèo thuyền vượt qua bao sóng to, gió lớn. Hai nhạc công đánh trống thay đổi kiểu đánh bằng cách đặt nghiêng một cái trống Gineng nằm ngang xuống mặt đất. Tiếng trống Gineng càng thúc giục ông Ka-ing càng chèo thuyền hối hả vượt qua mọi trở ngại và thách thức của biển đông.

Múa ngợi ca về nữ thần Po Nai, ông Ka-ing lấy trang phục đựng trong Ciét (giỏ đan bằng tre) ra xông trên khói trầm hương. Rồi quấn chiếc khăn Brem trên đầu giống như người phụ nữ. Trong trang phục của nữ giới, ông Ka-ing sử dụng các đạo cụ quạt và khăn tay để múa với những động tác nhịp nhàng, khoan thai, lôi cuốn, hấp dẫn người xem. Sau đó, ông Ka-ing tiếp tục bưng khay trầu cau múa dâng lễ. 

  Nhân vật Cei Tathun có cá tính mạnh mẽ, ông Ka-ing sử dụng đạo cụ là cây roi để múa. Theo truyền thuyết của người Chăm, Cei Tathun vốn là một vị tướng trẻ thường cưỡi ngựa đi đánh trận. Do đó, để diễn tả lại hình ảnh oai hùng của một vị tướng ông Ka-ing liên tục cầm roi làm động tác cưỡi ngựa. Cei Tathun có sở thích uống rượu với trứng gà, nên khi múa dâng lễ xong, ông Ka-ing lấy trứng đập bể mang biểu tượng Cei Tathun đã nhận lễ vật.

Âm nhạc có vai trò quan trọng trong các lễ cúng dân gian của người Chăm. Trong lễ cúng Po Nai các nhạc cụ như trống Ginengtrống Baranâng, kèn Saranai và Ceng (chiêng) được mang ra trình diễn giống như trong nghi lễ Rija Harei và Rija Nagar. Tuỳ vào các vị thần linh mà ông Ka-ing sẽ sử dụng những đạo cụ khác nhau để múa dâng lễ như:

- Khăn tay màu đỏ

- Quạt giấy

- Cây roi mây hoặc cây roi làm bằng đuôi con cá đuối.

- Cây mía tượng trưng cho mái chèo thuyền.

 Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai là một sinh hoạt văn hóa tâm linh đã hình thành từ lâu đời trong cộng đồng người Chăm. Như vậy, lễ cúng Po Nai trên đỉnh núi Chà Bang gần giống với nghi lễ Rija Harei ở các làng Chăm. Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai ảnh hưởng sâu sắc trong cộng đồng người Chăm. Hằng năm, các làng Chăm sinh sống ở Ninh Thuận tổ chức lễ cúng Po Nai vào dịp đầu năm mới để cầu xin Nữ thần sự bình an và những điều tốt lành trong cuộc sống./.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top