Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 13% diện tích cả nước với hơn 18 triệu dân sinh sống. Trong đó, đồng bào Khmer có khoảng 1,2 triệu người. Đồng bào Khmer di cư về Đồng bằng sông Cửu Long ngày một đông, tạo thành các khu vực cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và rải rác ở các nơi khác như Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long… Vùng đất này, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ hoành hành…do vậy, nơi đây là “mảnh đất” cho các loại hình tín ngưỡng dân gian phát triển.

Lễ hội vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long
Các nghi lễ của đồng bào khmer ở ĐBSCL có thể kể đến 3 lễ hội chính trong năm: Tết Chôl Chnăm Thmây; Lễ hội Sen Đôn Ta và Lễ hội Ok-Om-Bok. Thông qua các lễ hội, tín ngưỡng không chỉ góp phần giữ gìn, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước; thúc đẩy lòng nhân ái, tinh thần nghĩa hiệp mà còn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những giá trị tốt đẹp, nhân văn của các tín ngưỡng dân gian vì nhiều lí do khách quan và chủ quan đang dần bị phai nhạt. Chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy giá trị các tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer trong giai đoạn hiện nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, chiếm 13% diện tích cả nước với hơn 18 triệu dân sinh sống, chiếm 19,8% dân số cả nước. Trong cuộc sống ngoài nhu cầu về giá trị vật chất, con người còn có nhu cầu về giá trị tinh thần, nhu cầu đó là động lực cho con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Từ buổi sơ khai, khi nhận thức của con người về thế giới, về vạn vật còn hạn chế, con người không thể lý giải các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tưu duy ở góc độ khoa học, thì thế giới quan tâm linh sẽ thay thế, giúp con người mạnh mẽ, vững tin nơi đất khách. Khi đồng bào Khmer đến ĐBSCL khẩn hoang lập ấp, ngoài kiến thức sinh tồn, họ đã mang theo các loại hình tín ngưỡng dân gian đến vùng đất mới.

Múa của đồng bào Khmer
Lễ hội tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer gắn liền với đạo đức, lối sống và ước nguyện của con người trong cuộc sống, không chỉ tiếp nối truyền thống tâm linh, mà còn là một liệu pháp tâm lý giúp con người đứng vững trước thiên nhiên khắc nghiệt vào buổi đầu nơi đất khách. Đồng bào Khmer thực hiện những nghi lễ mong sao cho quan hệ giữa con người và thiên nhiên tốt hơn”. Trong đời sống của các dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phum là đơn vị cư trú thường bao gồm từ 3 – 5 gia đình, sống quây quần trong một khoảnh đất nhất định, trên những dải đất cao. Xung quanh phum thường trồng tre gai (loài tre có gai) bao quanh thay cho việc làm tường bao để bảo vệ các gia đình trong phum.
Các gia đình trong phum hầu hết đều có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Cùng với quá trình cộng cư, giúp nhau trong lao động sản xuất, ở ĐBSCL, Phật giáo Nam Tông từ lâu đã mang dấu ấn đậm nét trong tâm linh của cộng đồng. Người Khmer có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú. Phật giáo là tôn giáo gần như độc nhất và có ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer. Mỗi sóc của người Khmer có ít nhất một ngôi chùa, chùa là bộ mặt xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của cộng đồng cư dân Khmer trong các sóc. Người Khmer lấy chùa làm nơi sinh hoạt tôn giáo, vì bản chất của văn hóa Phật là sự sống an hòa, tịnh lạc không đố kỵ, hơn thua.
Do vậy, đối với người Khmer ngôi chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn được xem là “trung tâm văn hóa - xã hội” là “ngôi nhà chung” của đồng bào dân tộc Khmer nơi gắn kết cộng đồng bền chặt. Ngôi chùa được các gia đình trong phum, sóc góp công, góp của … xây dựng nên. Chùa cũng là nơi diễn ra các lễ hội, tín ngưỡng quan trọng trong sinh hoạt của phum, sóc cũng như suốt cuộc đời con người “sự tử cũng như sự sinh”. Mỗi lễ hội tín ngưỡng có những ý nghĩa khác nhau, nhiều nghi thức độc đáo diễn ra, và luôn lấy chùa làm trung tâm tổ chức nghi thức lễ hội.… Khi qua đời, bà con Khmer mà xin đem vào chùa hỏa táng, lấy tro cốt gửi vào chùa phụng thờ, với triết lý để vong hồn người quá cố ngày đêm nghe kinh Phật, ăn chay, kề cận ánh hào quang sớm được siêu thoát, về nơi Tây phương cực lạc.
Ban Nghiên cứu Phật giáo phía Nam