banner 728x90

Tản văn: Kỷ niệm vùng quê mùa lũ

20/06/2024 Lượt xem: 2508

Mùa lũ. Đó là những ngày nằm cuộn mình trong chăn chiếu, nghe mưa dầm dề cả ngày mà không biết chán. Má biểu:"Trời ni không có đi chợ được, đợi ba mày bắt cá về nấu".

***

Vậy là ba đứa ngồi chùm hum trên giường, thỉnh thoảng chạy về phía cửa sổ để nhìn mưa, nhìn ngoài cánh đồng trắng xóa màu của nước. Nước ngập cả cánh đồng rồi leo lên bờ đê, lên cả sân nhà. Xa xa là những con người nhỏ bé đang chạy thật nhanh về mái ấm của mình.

Cái lũ khiến bao đứa con nít sợ hãi chạy trốn trong các nóc nhà. Cái lũ khiến cho cá lóc, cá rô, cá phi kéo về đồng như trẫy hội. Hôm qua trời còn khô nắng cháy đồng, vậy mà hôm sau, chúng lênh loáng trên một biển nước. Thoáng chút mà trời đã trưa nhưng không thể nào phân biệt được trời sáng, trời trưa, trời chiều gì cả vì bầu trời lũ chỉ một màu xam xám nghe mát dịu cả ngày.

Vui nhất đó là khi lũ rút. Bầu trời đã hết mưa nhưng nước rút rất chậm. Chúng tôi không bao giờ đợi lũ rút hết mới ra khỏi nhà. Chiến lợi phẩm mà mùa lũ đem lại thật nhiều và...lạ. Những con tôm bắp còn cuộn tròn rồi thả ra nghe ten tét, những con lịch huyết đỏ au cố chui vào những chỗ kín đáo nhất. Ba đứa ngồi ăn mà hỏi ba hoài:" Con ni ăn sao vậy ba" hay "Con ni lạ quá". Ba gỡ từng miếng thịt con tôm tít, tôm bắp cho ba đứa rồi chởi nựng: "Tụi bây là dân sông nước mà không biết mấy con ni là dở tệ". Ba đứa ngồi ăn rồi cưởi tủm tỉm.

Có hôm bầu trời còn chưa sáng hẳn, những con cá rô to cỡ hơn ngón chân cái đã lăn lóc trốn từ dưới nước qua bờ bên kia để tẩu thoát. Vậy là có thể bắt chúng mà không tốn chút công sức nào.

Thương ba nên không dám ra ngoài lúc trời lũ. Ba biểu: "Sợ tụi bây té nước, lỡ không có người lớn thì chết...". Nhưng cái tuổi tinh ranh của trẻ thơ vẫn không ai ngăn cấm được. Đợi ba má ngủ trưa thì thể nào cũng ra ngoài đồng cho bằng được.

Mùa lũ cuốn trôi đi nhiều thứ nhưng cũng mang lại vô số những cái lạ lẫm. Không biết chúng từ đâu tới, chỉ biết rằng tụi trẻ con rất thích. Đó là những cái phao to lớn trôi dạt vào đồng lúa, hay những con chuồn chuồn nước khổng lồ mắc vào những bụi cỏ sát mép nước. Tụi tôi cắt những miếng phao để đóng tàu thả chạy theo phương gió. Khi nào không chạy được thì ném đá, ném đến khi nào tàu nát mới thôi!

Nhưng có một thứ mà tất cả tụi con trai đều thích: trái mù u. Mù u ở đầu nguồn cuốn theo dòng nước lũ trôi đến tận đây. Vậy là có trò để chơi, trò bắn bi.

Trái mù u nổi nhiều lắm, có khi được cả nhánh, tha hồ mà làm bi. Trái mù u cạo hết vỏ ngoài, mài đi mài lại cho thật loáng rồi đem ra chơi ngay.

Lũ miền Trung không lớn như miền Nam. Lũ kéo về rất nhanh rồi sau đó tan nhanh. Sáng, nước lũ đã lên đến nhà, vậy mà đến tối chúng đã rút ra đến ruộng. Trời vừa chập tối, đó cũng là lúc ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng. Đứa bạn ngoài bờ đê chạy tới, mặt hớn hở: "Soi ếch tụi bây ơi, năm ni ếch nhiều lắm". "Ừ, soi thì soi". Vậy là mấy đứa réo gọi người trong xóm chuẩn bị đèn pin, đứa chuẩn bị nơm, đứa lấy giỏ.

Ếch thì nhiều vô kể nhưng không phải con nào cũng bắt được. Chỉ bắt những con trên 2 ngón tay. Gặp lúc hên thì được những con to bằng 4 ngón. Không bao giờ tụi tôi đi dưới 2 người. Bởi ban đêm sợ ma, hay sợ bị sụp xuống hố sâu. Thế là cả xóm đi soi ếch. Mấy thằng lớn tuổi đi trước, tụi nhỏ hơn đi sau. Ếch đem về lột da, nấu cháo hay nướng tùy. Thịt ếch đồng thơm và ngon, có thể xào xả ăn với cơm.

Đó là những kỉ niệm không thể nào quên trong mỗi đứa con sông nước miền Trung. Lớn lên chút nữa mỗi đứa học mỗi nơi rồi bám lại thành phố, nhưng cũng có đứa bám trụ tại quê nhà, lâu lâu gặp lại ôn kỉ niệm xưa, nghe hoài mà không chán, lại nhớ cái thuở hàn vi ấm áp hai tiếng gia đình. Mỗi khi xa nhà, thế là đem hết cái hay cái đặc sản quê mình ra mà khoe với chúng bạn.

Thu Hương

 

Tags:

Bài viết khác

Phóng sự: Tôi đi hớt tóc… đêm (Tác giả Đào Quốc Thịnh)

Hớt tóc là một dịch vụ không thể thiếu trong đời sống xã hội. Bất kể bạn là ai, bạn làm nghề gì, giàu hay nghèo, tóc bạn ngắn hay dài, thưa hay mau, mọc nhanh hay mọc chậm… Nhưng nếu bạn là đàn ông thì một tháng ít nhất một lần, bạn phải tìm đến tiệm hớt tóc. Đó là chưa kể những lần bạn đến chỉ để cạo mặt, lấy ráy tai, mát xa mặt, nhuộm tóc hay gội đầu.

Truyện ngắn: Về quê

Thằng Lộc khóc như đứa trẻ lên 3, nhất quyết không theo mẹ về thành phố. Ở quê thích quá với đủ thứ trò vui chơi, khám phá mà đám trẻ thành phố tìm đâu cho ra! - Con chơi với nội cả tháng rồi, giờ phải về chuẩn bị đi học chứ - mẹ Lộc ra vẻ năn nỉ!

Truyện ngắn: Sắc màu qua ô cửa sổ

Lúc mới vào công ty, tôi không mấy thiện cảm với chị Thoa ở phòng kế hoạch. Chị còn trẻ nhưng lúc nào trông cũng nghiêm nghị, chẳng mấy khi cười. Lúc nào cũng thấy chị vội vã, tất bật. Nghe tôi thắc mắc, anh trưởng phòng tên Thành tỏ vẻ đăm chiêu:

Truyện ngắn: Má tôi

Nhà chỉ có một mình tôi được học cấp 3. Trường cách nhà gần 15km, tôi đi học bằng chiếc xe đạp cà tàng. Nhà nghèo nên ngoài bộ đồng phục, tôi chẳng có thứ gì, không quần jeans, áo thun, không một xu dính túi. Mỗi lần xin mẹ tiền mua một quyển sách tham khảo cũng chẳng có. Tôi hay khóc khi vừa cầm vở vừa lùa một đàn bò vào chân núi. Chăn bò, kiếm củi, cấy, cắt cỏ… nói chung những công việc nhà nông thì tôi rất rành.

Truyện ngắn: Hạnh phúc không đến nhiều lần trong đời người

Khác với chợ ở thành phố, chợ quê thường họp ven sông hay dưới bóng mát của tán đa, tán gạo đình làng. Mưa nắng gì cũng thế, nhưng mưa thì có tranh tre nứa lá che chắn, trông luộm thuộm nhưng hàng hóa bày bán cũng ngăn nắp, gọn gàng. Mùa nào thức ấy. Mùa xuân có cải ngọt, xà lách, dền… Mùa hè có rau muống, mồng tơi, sen, mướp đắng… Mùa thu có nhiều loại quả. Mùa đông có bắp cải, su hào, kiệu, bí, gừng.

Truyện ngắn: Dự án du lịch

Sáng Chủ nhật, nhà Mây có khách: Một người đàn ông trẻ mặc veston đen, sơ mi sọc xanh, đi xe Camry. Trông anh ta chững chạc và lịch sự như đi dự hội thảo - Mây nghĩ. Người đàn ông nhìn Mây với ánh mắt thân thiện: “Mây không nhớ mình sao? Sơn đây!”. “Ôi Sơn! Trời ơi! Đúng là Sơn rồi!” - Mây kêu lên, ngạc nhiên đến thảng thốt.

Truyện ngắn: Xóm lưới nơi đảo xa

Biển mùa này rực nắng. Sóng lăn tăn, lấp lánh từng lượn đuổi xô, oạp khẽ vào bờ cát trắng. Xa, ngực biển xanh thẫm, vồng cao. Trời cũng vồng cao, thẳm xanh. Xa hơn, trời thấp xuống, biển cao lên, nhập thành một lằn ngang duy nhất. Trên cái lằn ngang mong manh ấy, thi thoảng hiện ra chấm đen nhỏ xíu của một con tàu. Hiện rồi biến mất, chẳng con tàu nào có ý định đến gần đảo hơn…

Truyện ngắn: Anh sẽ chờ em

Sau khi tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản, Vi quyết định về làm việc tại Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp. Ai cũng ngạc nhiên, hỏi: “Sao Vi có thể rời bỏ Vũng Tàu để đến một nơi xa lắc xa lơ vậy?”. Vi trả lời đơn giản: “Vì nơi ấy có những buổi bình minh xôn xao tiếng chim”. Thật ra, còn một lý do khác mà Vi chưa thể nói…
Top