banner 728x90

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

09/05/2024 Lượt xem: 2372

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các tôn giáo đều có những đóng góp nhất định trên nhiều phương diện của đời sống xã hội; tín đồ các tôn giáo tồn tại đan xen với nhau, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước ta thực hiện chính sách tiến bộ xem tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt

Những thập kỷ gần đây, Việt Nam không có xung đột tôn giáo, các tôn giáo chung sống hòa hợp, đồng hành cùng dân tộc. Nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo rất tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.  

Nhà nước đã nỗ lực bảo đảm và tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo như lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của đạo Cao đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm, tháng chay Ramadan của người Hồi giáo… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều ngày lễ trọng của tôn giáo đã trở thành ngày lễ chung của cộng đồng.

Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ sau gần 3 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận thêm 1 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm ngũ tuần Việt Nam), cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 3 tổ chức tôn giáo. Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo với 36 tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là tổ chức tôn giáo; 4 tổ chức và 1 pháp môn được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo và có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập.   

Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước cũng được tạo điều kiện thuận lợi. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có tổng số 2.691 điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, theo báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố có 1.112 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nâng tổng số điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là 3.803 điểm nhóm (hơn 600 điểm nhóm Tin lành đã được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung từ sau Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành). Sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam luôn được chính quyền các cấp đảm bảo. Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Nhà nước ta thực hiện chính sách tiến bộ xem tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật

Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi trong việc in ấn, phát hành kinh sách và đồ dùng việc đạo. Theo thống kê, từ năm 2018 đến năm 2021, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp quyết định xuất bản trên 2.000 xuất bản phẩm với gần 6 triệu bản in. Nhiều ấn phẩm kinh sách được in bằng ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng dân tộc.

Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Trong quá khứ cũng như hiện tại, tôn giáo đã và đang có tác động tích cực đối với mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Việc phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo sẽ góp phần giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực của các tôn giáo thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước hiện nay.

Là một quyền cơ bản của con người, song quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối mà khi hưởng thụ quyền này, chủ thể quyền đồng thời phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Như vậy, khi hưởng thụ quyền này, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để hành xử phù hợp, trong giới hạn pháp luật cho phép. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có thẩm quyền cũng cần nhận thức rõ và tuân thủ nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; không được tuỳ tiện hạn chế hay tước bỏ quyền này trái với quy định của Hiến pháp, các điều ước quốc tế về nhân quyền có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top