banner 728x90

Món ngon miền Đông Nam Bộ: Ve non rang mỡ

05/03/2025 Lượt xem: 2521

Hình ảnh con ve sầu kêu ra rả mùa hè là hình ảnh tuổi thơ đi học, bắt ve sầu. Nhưng rất ít khi các bạn thấy những chú ve non (chưa kịp mọc cánh) vàng rụm nằm trong cái đĩa men màu trắng, thơm mùi xả ớt… Đó là món ve non rang mỡ, một món ăn dân gian mộc mạc chứa nhiều protein cần thiết cho con người.

Sáu tháng mùa khô ở miền Đông Nam Bộ khô khốc, cây cối rũ lá tưởng chừng như có đốm lửa là coi như xong. Sáu tháng khô, con người mong trời mưa mát mẻ, cây cối mong mưa để hồi sinh, mặt đất mong mưa để trở mình tắm mát. Rồi một hôm, cơn mưa đầu mùa trở về. Mưa một trận đầu thấm đất, mưa trận thứ hai đất trở nên mềm hơn, và mưa trận thứ ba màu xanh non vươn lên khắp vườn rẫy.

Rồi một tối nhìn ra rẫy, ra ruộng vườn, bạn sẽ thấy những ánh lửa bập bùng khắp vườn rẫy. Trong ánh lửa lố nhố những bóng dáng người trò chuyện vui đùa. Họ làm gì vậy? Thưa các bạn, người dân quê thắp đèn đi bắt ve non đấy. Mưa đầu mùa đem lại độ ẩm cho lòng đất và những ấu trùng ve nằm trong lòng đất bấy lâu, đục thủng mặt đất để bò lên cây. Đón nhận thời gian các chú ve non bò lên mặt đất, người dân quê thắp đèn đi bắt những chú ve này đem về làm món ăn.

Khoảng từ 18g đến 20g là thời điểm các chú ve non đục thủng mặt đất để chui lên. Ve non vừa lột xác ấu trùng chưa kịp mọc cánh, thân còn mềm, màu trắng xanh, là lúc người ta đến bắt chúng. Nếu bắt không kịp, quá giờ ve sẽ mọc cánh bay đi.

Thắp đèn đi bắt ve non vui như ngày hội. Ai cũng lanh lẹ lục lọi từng gốc cây, kiếm tìm khắp ngõ ngách. Có những gốc cây hội tụ cả chục chú ve non nhìn đã đủ thấy thích ghê. Thường những gốc vông là nhiều ve non nhất vì ve thích đậu loại cây này.

Bắt ve về rửa sạch, ưa món gì thì làm món đó tùy theo khẩu vị. Thông thường thì rang khô, tẩm gia vị ớt, sả, tiêu, lá chanh, rang cho thật thơm rồi xúc bánh tráng ăn vừa ngọt vừa béo ngậy, giòn rụm.

Có người đem về chế biến chiên xào trong mỡ với đậu phộng, cùng hành khô, xả, ớt nêm nếm gia vị thử thấy vị vừa ăn và giòn thì tắt bếp rắc lá chanh đổ ra đĩa và thưởng thức, lấy dĩa muối tiêu vắt chanh để chấm. Cầu kỳ hơn là lấy ve non về chiên bơ vừa béo, vừa sang. Ăn vào hết biết, khó có thể phân biệt được đây là món ăn dân dã hay là món ăn quý tộc. Tôi đã từng nếm thử châu chấu, dế chũi chiên bơ, nhưng so với ve sầu, các món ấy còn thua xa lắm.

Còn gì vui hơn những trưa hè ngồi dưới bóng cây chôm chôm, sầu riêng, mít tố nữ…trong vườn rẫy, vừa nhâm nhi vài ly rượu đế, vừa dùng bánh tráng xúc những con ve non chiên vàng rụm bỏ vào miệng nhai thơm lừng.

Có dịp về miền Đông Nam Bộ, các bạn hãy thưởng thức món ăn mộc mạc chân chất, mang hương vị quê hương để thấy cái thi vị của cuộc sống đồng ruộng, vườn rẫy. Đừng quên thưởng thức món ve non rang mỡ hay chiên bơ. Không ăn thì uổng lắm ./.

Nhật Giang

 

Tags:

Bài viết khác

Bánh Nhãn – Hương vị quê nhà

Nhắc đến ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh nhãn Nam Định – đặc sản của vùng quê Hải Hậu – là món ngon khó quên. Dù mang tên loài quả, bánh không làm từ trái cây, mà chỉ bởi hình dáng nhỏ xinh, tròn trịa, vàng ruộm như những quả nhãn chín.

Trám xanh kho cá – Hương vị núi rừng Tây Bắc

Trám xanh, hay còn gọi là trám trắng, trám rừng, là món quà quý giá của núi rừng Tây Bắc. Mùa trám về độ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch, khi những chùm quả thon dài, hai đầu tù, đong đưa trên cành chín vàng, tự khẽ rụng xuống mặt đất âm thầm như một lời thì thầm của rừng. Quả trám tươi có vị chua chát, chẳng dễ ăn, nhưng khi quyện cùng thịt hay cá lại hóa thành món ăn dân dã, mê hoặc lòng người.

Rau sắn muối chua - đặc sản Phú Thọ

Nhắc đến củ sắn (phía Nam gọi là củ mì), nhiều người thường chỉ nghĩ tới những món ăn được chế biến từ củ như sắn nướng; sắn luộc mà không biết rằng lá sắn cũng ăn rất ngon. Chẳng biết từ đâu và khi nào người Phú Thọ nghĩ ra cách muối chua rau sắn để chế biến thành các món ăn. Có lẽ xuất phát từ những năm đói khổ; thiếu thốn nhiều bề nên người Phú Thọ phải dùng ngọn rau sắn để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Và ngày nay, rau sắn đã trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Bánh ít lá gai – Tinh hoa ẩm thực và ký ức người miền Trung

Bánh ít lá gai không chỉ là món quà quê mộc mạc của người miền Trung, mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống, phong tục và ký ức của bao thế hệ nơi dải đất đầy nắng gió.

Vịt nấu chao hương vị miền tây

Nhắc đến vịt nấu chao, người ta thường nhớ ngay một góc bếp miền Tây, nơi mùi chao quyện với khói lửa và tiếng nói cười xôm tụ. Món ăn ấy không chỉ đơn thuần là thức quà ngon miệng, mà còn là câu chuyện của ruộng đồng, của bến nước, của những buổi chiều mưa tầm tã rồi cả nhà ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

Lẩu cá linh bông điên điển – Hương vị mùa nước nổi miền Tây

Đến miền Tây độ tháng 8, tháng 9, khi con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về mênh mông bưng biền, cá linh theo dòng lũ về đầy ghe. Cá linh đầu mùa béo tròn, xương mềm, thịt ngọt thơm đặc trưng mà chỉ ai từng ăn mới hiểu được cái ngon riêng biệt ấy.

Mắm Chua Tây Ninh – Tinh Hoa Ẩm Thực Vùng Đất Thánh

Mắm chua Tây Ninh – món đặc sản dân dã nhưng đầy lôi cuốn – là sự giao thoa độc đáo giữa văn hóa ẩm thực Khmer và tinh thần sáng tạo của người dân bản địa. Với vị chua dịu, mặn vừa và hương thơm đậm đà, mắm chua không chỉ là món ăn mà còn là ký ức tuổi thơ của bao người con miền Đông Nam Bộ.

Bún chả Hà Nội – Hồn phố cổ trong từng làn khói bếp than

Nếu phở là linh hồn của bữa sáng Hà Nội, thì bún chả lại là nốt nhạc trầm đầy mê hoặc của buổi trưa ở Thủ đô. Không ai biết chính xác bún chả xuất hiện từ bao giờ – chỉ biết rằng từ những con phố nhỏ trong khu phố cổ đến các ngõ sâu thăm thẳm, mùi thịt nướng thơm lừng trên bếp than hoa vẫn cứ nhẹ nhàng len lỏi vào ký ức của biết bao người con Hà Nội.
Top