banner 728x90

Lễ hội mừng lúa mới và Lễ cúng Thần Rừng_ là hai lễ hội đặc sắc của đồng bào Châu Ro

10/04/2024 Lượt xem: 2514

Tộc người Chơ-ro còn gọi là người Châu - ro là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam là cư dân có mặt sớm trên vùng đất Bà Rịa Vũng Tàu. Đồng bào dân tộc Châu Ro tại Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hơn 8.000 người, trong đó, huyện Châu Đức là địa phương tập trung nhiều đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống nhất với hơn 900 hộ gia đình gồm 4.454 nhân khẩu, chiếm 2,99% tổng số dân toàn huyện. Đồng bào Châu Ro có những phong tục, lễ hội riêng, mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó, Lễ hội mừng lúa mới và Lễ cúng Thần Rừng là hai lễ hội lớn nhất trong năm.

Theo quan niệm của người Châu Ro, con người cùng các sự vật (đất, đá, cây cối, sông suối, núi rừng..) và các hiện tượng (mưa, gió, sấm chớp..) đều có linh hồn và có các vị thần ngự trị, chi phối, tác động đến đời sống con người. Trong số các vị thần đó thì Thần Lúa và Thần Rừng có vị trí quan trọng đặc biệt. Thần Lúa tượng trưng cho no ấm, Thần Rừng tượng trưng cho sức mạnh. Tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Thần Rừng và lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng đã trở thành hai lễ hội quan trọng nhất. Theo ngôn ngữ của người Châu Ro, lễ cúng Thần Lúa là Ôp Yang Va, lễ cúng Thần Rừng là Ôp Yang Vri. 

Tục xưa, lễ cúng Yangva được đồng bào thực hiện ngay tại rẫy, ruộng. Ngày nay, đồng bào Châu Ro tại Châu Đức chọn 1 ngày trong tháng 11 âm lịch, tổ chức lễ cúng Yangva chung ngay tại Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh. Trước ngày cúng, phụ nữ đi chợ, chọn nếp ngon để nấu xôi hoặc xay bột, giã gạo làm bánh. Mỗi người một tay, người gói bánh, người thổi lửa nấu bếp… Các sản vật sẽ xong vào tối trước ngày lễ để rạng sáng hôm sau, mâm cúng với đầy đủ lễ vật được bày biện cẩn thận, đẹp mắt. Tại ban thờ ngoài sân, đồng bào dựng 1 cây nêu, cỗ cúng gồm xôi, gà, hoa tươi, trái ngọt, bánh dày, cơm lam, củ nần, củ mì, củ chụp, đọt mây….

Cây nêu cúng Yang-va được chuẩn bị khá công phu. Ngọn của cây nêu tạo hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng. Các tia gắn lông chim chèo bẻo và lông gà. Phía dưới gốc nêu buộc các con vật hiến tế như gà, heo…

Sau khi lễ cúng kết thúc, rượu sẽ được rót ra, mời khách. Thức ăn cho ngày cúng được bày ra để đãi khách như: cơm lam, củ mì, củ chụp, củ nần nướng, thịt các con vật tế, rượu cần.  Sau nghi thức cúng, phần hội rất được người dân và du khách ngóng đợi. Trong khi khách tham dự tiệc, uống rượu cần, cồng chiêng được tấu lên. Một số phụ nữ, trẻ em Châu Ro hát, múa những bài hát của dân tộc mình. Tiếng đàn tre, khèn môi hay kèn lúa được nhiều người khảy, thổi để cầu phúc, chúc lành cho nhau. Đêm đến, lửa được đốt lên giữa sân, mọi người đi quanh đống lửa, uống rượu cần, cùng hòa nhịp theo lời ca, điệu múa của đồng bào.

Lễ hội cúng Yang-va là một nét sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của người Châu Ro, góp phần làm đa dạng di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở Bà Rịa Vũng Tàu  cũng như các tỉnh phía nam tổ quốc.

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top