banner 728x90

Khám phá vùng đất Tây Nguyên, Đừng quên Ngã Ba Đông Dương

03/04/2024 Lượt xem: 2401
Ngã ba Đông Dương (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) tiếp giáp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia là nơi bạn có thể đến để thử cảm giác “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe thấy”.
 
Mùa mưa ở Kon Tum cũng thất thường. Khi thấy gió mát lồng lộng thổi từ phía dòng Đác Bla là biết một chút nữa những cơn mưa sẽ kéo tới. Vì vậy, để đến cửa khẩu Bờ Y, hành trình xuất phát từ thành phố Kon Tum phải khởi hành từ sớm. Hai bên đường đi, những cánh rừng cao-su xanh rì, thẳng đều tăm tắp che khuất tầm mắt
 
Tác giả chụp hình kỷ niệm tại ngã ba Đông Dương
 
Từ trung tâm xã, đi thêm khoảng hơn 20 km là tới cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Con đường đến “Ngã ba Đông Dương” - cột mốc ranh giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ chạy vòng vèo quanh mấy ngọn đồi thêm 10 km nữa. Sau một đoạn đường trải xi-măng là tới đường đất đỏ dẫn lên đỉnh núi, hai bên đường bạt ngàn lau trắng, rủ bông phất phơ trước nắng gió của đại ngàn. Ở cuối con đường, leo hết những bậc thang đá phủ mầu rêu xanh là tới cột mốc thiêng liêng của vùng biên giới giữa ba nước.
 
Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (CTV)
 
Cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so mực nước biển, có hình trụ tam giác, mỗi mặt hướng về quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. So với bốn điểm cực đông, tây, nam, bắc của Tổ quốc, “ngã ba Đông Dương” không khó chinh phục, nhưng ai được chạm đến cột mốc thiêng liêng này, nhìn ngắm vùng biên trù phú, chắc chắn đều cảm thấy xúc động.
 
Con đường dẫn đến cửa khẩu 
 
Rời cột mốc “Ngã ba Đông Dương” khi nắng đã lên, hành trình trở về xã Bờ Y dường như ngắn hơn. Chợ ven đường vẫn họp, bạn có thể tìm mua cho mình rất nhiều sản vật của địa phương như măng khô, xôi măng, gà nướng. Dọc đường đi, nhiều hàng cà-phê vườn được mở ngay bên nương rẫy, ai đến cũng sẽ được thưởng thức ly cà-phê đậm chất Tây Nguyên, lại được những chủ nhà thân thiện, mến khách kể chuyện nương rẫy, mùa màng, thu hoạch…
 
Đến Kon Tum, thưởng thức đặc sản phố núi bạn sẽ thấy nhiều điểm độc đáo, khác biệt chỉ có ở mảnh đất này. Nổi tiếng nhất ở Kon Tum là gỏi lá, với sự kết hợp của thịt heo và hơn 40 loại lá rừng và gia vị...
 
 
 
Đào Quốc Thịnh
 
Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top