banner 728x90

Du lịch Lào, nên đi bằng máy bay...

28/08/2024 Lượt xem: 2712

Lào nổi tiếng là một đất nước bình yên với những ngôi chùa trang nghiêm, đậm chất Phật giáo và con người hiền hậu, hiếu khách. Không chỉ mang vẻ đẹp văn hóa, Lào còn được thiên nhiên ban tặng cho những thác nước kỳ vĩ và những dòng sông thơ mộng. 

Lào là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không giáp biển, Lào có những nét đẹp riêng cả về thiên nhiên lẫn văn hóa cuốn hút du khách. "Đất nước triệu voi" hấp dẫn nhất là sự hiếu khách và tấm lòng chân thật, hiền hậu của người dân nơi đây.

Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11 có mức nhiệt trung bình khoảng 30 độ. Mùa khô diễn ra từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, thời tiết chỉ khoảng 15 - 25 độ. Đây là thời điểm thích hợp để du khách đi du lịch Lào.

Tác giả chụp hình lưu niệm trên đất nước Lào

Nếu đi Lào bằng xe ô tô (đường bộ), bạn sẽ phải vượt qua dãy núi Trường Sơn đông, Trường Sơn tây và phải mất cả ngày mới tới được tỉnh Borikhamxay - Một tỉnh thuộc khu vực miền Trung giáp biên giới Việt Nam của Lào (nên có lẽ đi máy bay tiện hơn, đỡ vất vả hơn).

Từ Borikhamxay di chuyển đến Thủ đô Viêng Chăn (Vientiane) bằng ô tô mất hơn 4 tiếng đồng hồ với cự li khoảng hơn 150 km. Thủ đô của đất nước “Triệu Voi” nằm ở tả ngạn sông Mê Kông, ở đoạn này, con sông chính là biên giới giữa Lào với đất nước láng giềng Thái Lan.

Không có những tòa nhà chọc trời, không ồn ào náo nhiệt, thủ đô Viêng Chăn toát lên một dáng vẻ bình yên với nhịp sống chậm rãi, đâu đâu cũng là chùa tháp cổ kính với lịch sử hàng trăm năm tuổi.

Patuxay nằm về phía Đông Bắc của thủ đô Viêng Chăn, được xem là biểu tượng của thành phố và cũng là biểu tượng chiến thắng của dân tộc Lào. Khải hoàn môn được xây dựng để tưởng nhớ và tôn vinh nhân dân Lào - những người đã đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ đất nước. Với ý nghĩa lịch sử sâu sắc cùng kiến trúc độc đáo, Patuxay đã trở thành một điểm thu hút bất kỳ khách du lịch nào cũng phải ghé qua.

Tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn, Pha That Luang là một ngôi chùa Phật giáo được xây từ năm 1566 trên nền phế tích ngôi đền Ấn Độ từ thế kỷ 13. Có hình dáng một bầu rượu, ngọn tháp được dát vàng, nổi bật trên nền trời xanh với nét tráng lệ và cổ kính. Nếu ghé thăm Pha That Luang vào tháng 11, bạn còn có thể tham gia lễ hội Phật giáo lớn của Lào được tổ chức hàng năm. Pha That Luang đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới và tự hào là biểu tượng được in trên tờ tiền giấy của nước Lào.

Tác giả chụp hình lưu niệm tại Khải Hoàn Môn Patuxay và chợ Lào

Du lịch Lào, bạn không thể bỏ qua vườn Tượng Phật Xieng Khuan. Vườn Tượng Phật nằm trên một đồng cỏ bên bờ sông Mê Kông với hơn 200 bức tượng nhiều hình dáng, tư thế khác nhau, là sự pha trộn của Hindu giáo, Phật giáo và những thần thánh trong sử thi Ramayana. Các bức tựợng bằng bê tông phủ màu thời gian này được khởi công xây dựng từ năm 1958 bởi một nhà nghiên cứu Phật Giáo-Hindu Giáo.

Đến Vientiane bạn di chuyển đến cố đô Luang Prabang bằng tàu cao tốc mất khoảng 2 tiếng đồng hồ với quãng đường 300 km.

Hoặc có thể đi tham quan về hướng cánh đồng Chum là một cảnh quan khảo cổ cự thạch ở Lào. Nằm dọc theo thung lũng của cao nguyên Xieng Khuang, nơi này sở hữu hàng ngàn chum đá nằm rải rác thành từng cụm với số lượng đến vài trăm cái.

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, những chiếc chum tại đây có niên đại từ 1.500 - 2.000 năm, được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm của nhóm người Môn-Khmer.

Bạn có thể đi thăm Núi Phousi là một ngọn núi thiêng tại thành phố cổ Luang Prabang. Đây là một địa điểm tuyệt đẹp để ngắm hoàng hôn và chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố thơ mộng bên dòng sông Mekong.

Về ẩm thực Lào là khẩu vị kết hợp đa dạng giữa cay, chua và ngọt. Gạo nếp Lào (Khao Niaw) được đơm trong thố làm bằng mây. Khi ăn, bạn nên thưởng thức trực tiếp bằng tay để cảm nhận được hết hương thơm và vị ngọt tự nhiên của hạt gạo. Ngoài ra còn món “Nộm thịt băm” (Larb). Món nộm thịt băm được xem như là quốc thực của Lào, bao gồm các nguyên liệu chính như cá, tôm, thịt được băm nhỏ và trộn đều với các loại rau húng, mùi tàu, bạc hà, tiêu, ớt.

Nộm đu đủ (Tam Mak Hoong) cũng là một món ăn đặc trưng của đất nước triệu voi, Tam Mak Hoong còn được gọi là nộm chay với dưa muối, đu đủ, đậu đũa và cà, mang lại hương vị thanh mát mà vẫn đậm đà cho du khách.

Cá hấp (Mok Pa) là món cá trắng hấp trong lá chuối và được buộc lại bằng lạt tre. Cá sẽ được nêm gia vị với tỏi, hẹ, ớt, sả, chút muối chanh, và hấp cùng với gạo nếp để mang đến vị ngậy, bùi mà không hề ngấy.

Mì nước (Khao Piak Sen) cũng là món ăn đặc trưng của Lào.  Khao Piak Sen (tiếng Lào có nghĩa là sợi gạo ướt) là món ăn phổ biến đặc biệt trong các ngày lạnh giá. Được ví von như là phở gà của dân tộc Lào, món ăn này tuy đơn giản nhưng lại mang hương vị tinh tế, hài hòa của nước dùng béo ngậy, được cân bằng với vị giềng, sả và lá chanh thái sợi.

Trong chuyến đi Lào, tôi thích nhất đi Luang Prabang có dòng sông Mê Kong chảy qua tuyệt đẹp. Nếu bạn có dịp đi thuyền trên sông Mekong để ngắm núi non sông nước thì sẽ là một điều tuyệt diệu...

Trên tàu cao tốc từ Vientiane đi cố đô Luang Prabang 

Thác Kuang Si là một quần thể thác nước ba tầng cách Luang Prabang khoảng 29 km về phía Nam. Tầng thác chính cao khoảng 60m với dòng nước đổ xuống từ trên cao theo cấu trúc bậc thang tạo bọt trắng xóa.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều nơi du lịch hấp dẫn như Borikhamxay. Borikhamxay có tỉnh lị là Pakxan. Từ cố đô Luang Prabang di chuyển về Pakxan mất hơn 5 tiếng đồng hồ với cự li 450 km, trong đó 300 km di chuyển bằng tàu cao tốc, 150 km di chuyển bằng ô tô. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi mây, về gió trên các cung đường đèo dốc núi dựng đứng và những khúc cua tay áo...

Màu nước xanh như ngọc được bao quanh bởi màu xanh ngắt của cây rừng. Hòa cùng tiếng chim hót líu lo và tiếng thác nước đổ, không gian của thác Kuang si giúp du khách hoàn toàn được thả lỏng, thư giãn và hòa mình với thiên nhiên.

Ấn tượng nhất trong chuyến đi du lịch đất nước Lào với tôi lần này là: Lào - Một đất nước 100% phát triển kinh tế phụ thuộc vào viện trợ từ nước ngoài.  Thế nhưng tính bình quân, mỗi hộ dân Lào có 1 chiếc xe hơi "xịn sò"

Điều nghịch lý là nhiều ô tô như vậy, nhưng hệ thống đường giao thông của Lào rất kém và khó đi, quốc lộ không có hệ thống đèn đường chiếu sáng, tối om. Thỉnh thoảng le lói ánh sáng yếu ớt từ hệ thống đèn chiếu sáng của các hộ dân hai bên đường. Các trục đường quốc lộ rất nhỏ và có quá nhiều ổ voi, ổ gà. Mưa xuống, nhà nào cũng mang xe ra đường chạy, nên thường xuyên tắc đường...

Thác Kuang Si

Điều đáng chú ý là, mặc dù mật độ xe lưu thông dày đặc như vậy nhưng không hề nghe thấy tiếng còi xe. Nếu bạn vô tình bóp còi xe như ở Việt Nam thì sẽ bị xem như người hành tinh lạ. Còi xe chỉ sử dụng khi họ tức giận, chửi nhau bằng còi xe và khi có va chạm giữa các lái xe.

Đất nước Lào, ngay cả Thủ đô  Viêng Chăn cũng không có nhà cao tầng. Tỷ lệ nhà 2 tầng ở Thủ Đô Viêng Chăn cũng rất ít. Có duy nhất 1 tòa nhà 26 tầng của Trung Quốc xây giúp Lào mấy chục năm vẫn chưa xong, chắc thiếu kinh phí.

Thật tuyệt vời với đặc sản ẩm thực của Borikhamxay là gà nướng. Có thể khẳng định 100% gà của dân ở đây nuôi không nhốt, ngủ đêm trên cây và thuộc giống gà rừng: dáng thon nhỏ, cổ cao, chân cao, cánh dài, thịt săn chắc, ăn rất ngon.

Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất vẫn là được ngắm các cô gái Borikhamxay có khuôn mặt đẹp như thiên thần, dáng cao, cổ cao, thon nhỏ, thịt săn chắc còn hơn cả thịt "gà rừng" …hì …hì

(Ghi chép của Đào Quốc Thịnh)

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Đà Lạt, những chiều thu năm ấy

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Đà Lạt vào một buổi chiều thu ba mươi năm trước. Tôi đi lang thang trên những con đường đất nhỏ bé vòng vèo, với một tâm trạng cô đơn, lãng du, đầy cảm xúc. Tiết trời se lạnh, tôi ngất ngây như lạc vào miền ảo mộng. Đà Lạt chiều thu, đất trời chìm trong sương mù giăng kín khắp mọi nơi, đâu đó tiếng đàn ghi ta bập bùng bản nhạc: "Ai lên xứ hoa đào" của nhạc sĩ Hoàng Nguyên.

Du lịch Đảo Phú Quốc, Kiên Giang

Phú Quốc, nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo lớn nhỏ khác tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Du lịch sinh thái, tâm linh: Chùa Bái Đính – Tràng An, một địa danh đặc sắc của châu Á

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam, quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha, bao gồm ba vùng liền kề nhau là Khu Di tích Lịch sử Văn hóa cố đô Hoa Lư, Khu Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình.

Chùa Hương, điểm đến du lịch tâm linh

Không chỉ là một sự kiện tôn giáo, lễ hội chùa Hương còn là một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú, phản ánh những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có thể nói, đó là hành trình tìm về cội nguồn, tìm về sự thanh tịnh trong tâm hồn và hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Hành trình về miền đất Phật - chùa Hương không chỉ là một chuyến đi mà còn là một một trải nghiệm văn hóa ý nghĩa.

Du lịch Côn Đảo – Du lịch sinh thái, về nguồn

Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, cách thành phố Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km và cách cửa sông Hậu 83km. Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, với diện tích 76 km2. Trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 57 km2 là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của huyện Côn Đảo.

Du lịch Điện Biên – Du lịch sinh thái, về nguồn

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 9.562,9 km2. Địa hình chia cắt, nhiều sông suối, đồi núi, có độ dốc lớn. Là tỉnh có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (dài 360 km) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dài 40,861 km).

Chùa Yên Tử _ Điểm đến du lịch tâm linh

Chùa Yên Tử nằm trên đỉnh núi Yên Tử, thuộc khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Chùa Yên Tử nằm trên địa phận phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí), một phần thuộc xã Hồng Thái Đông (huyện Đông Triều). Khu di tích bao gồm các công trình kiến trúc tôn giáo chùa, am, tháp được xây dựng rải rác theo tuyến trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 130 km và cách thành phố Hạ Long 40 km.

Du lịch Fansipan, trải nghiệm mùa tuyết rơi

Đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, là dãy núi cao nhất ba nước Đông Dương có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam. Fansipan còn gọi là là "Nóc nhà Đông Dương", giáp với tỉnh Lai Châu, có chiều dài khoảng 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang của chân núi Hoàng Liên Sơn rộng nhất là 75km và hẹp nhất khoảng 45km.
Top