banner 728x90

Độc đáo lễ đặt tên con của người Cờ Lao - Hà Giang

23/06/2024 Lượt xem: 2516

Đặt tên cho con là một thành tố văn hóa, tôn giáo quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của dân tộc Cờ Lao. Đối với dân tộc Cờ Lao, mỗi người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt trở về với tổ tiên, người Cờ Lao phải trải qua các nghi lễ như lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ địa táng (lễ làm ma tươi), lễ làm ma khô...; trong đó đặt tên là nghi lễ đầu tiên của một đời người của dân tộc Cờ Lao.

Cờ Lao là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka-Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai; đây là dân tộc có dân số ít.

Hiện dân tộc Cờ Lao ở Hà Giang chỉ có 2.388 người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn; một số ít sinh sống rải rác ở các huyện Mèo Vạc và Quản Bạ.

Đặt tên cho con là một thành tố văn hóa, tôn giáo quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của dân tộc Cờ Lao. Đối với dân tộc Cờ Lao, mỗi người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt trở về với tổ tiên, người Cờ Lao phải trải qua các nghi lễ như lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ địa táng (lễ làm ma tươi), lễ làm ma khô...; trong đó đặt tên là nghi lễ đầu tiên của một đời người của dân tộc Cờ Lao.

Cờ Lao - Một trong những dân tộc ít người ở Hà Giang có lễ hội đặt tên con độc đáo

Theo các già làng người Cờ Lao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì lễ đặt tên cho con khi đứa trẻ đầy tháng. Trước khi chịu lễ đặt tên, đứa trẻ sẽ được cạo trọc đầu; gia đình phải làm lễ cúng Hoa nương thần (Hoa nhiáng sấn) - một vị thần được xem là có trách nhiệm trông coi trẻ nhỏ. Tên của đứa trẻ cha mẹ hoặc ông bà nội đặt, sao cho không trùng với các thế hệ tổ tiên trực hệ và anh em thân thuộc.

Khác với người Cờ Lao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì, nhóm Cờ Lao xanh và Cờ Lao trắng sinh sống ở các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, việc đặt tên cho trẻ được tiến hành sau ba ngày với những nghi thức trang trọng. Khi gia đình đã chọn được ngày, giờ và mời những thành viên có liên quan trong gia đình, dòng họ và cộng đồng tham dự thì lễ đặt tên sẽ được tổ chức.

Tại buổi lễ, gia đình của trẻ phải tiến hành mổ gà để cúng tổ tiên, cúng thần "ghi chếnh" (thần bảo vệ trẻ em) và làm lễ trừ ma cho trẻ. Để làm lễ trừ ma, người ta đặt những hòn đá nung nóng ở các cửa trong nhà và chỗ sản phụ ngồi đẻ, trên mỗi hòn đá người ta đặt một bó cây ngải cứu.

Lễ có mặt đông đủ bà con họ hàng ở Bản

Khi lễ cúng chuẩn bị được tiến hành, người mẹ phải tắm cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo mới và người mẹ bế trẻ đến gần hòn đá đó. Một người khác trong gia đình tiến hành phun nước vào các hòn đá nóng cho hơi nước bốc lên, tiếp đó người ta dùng chiếc kéo đã cắt rốn cho trẻ cắt vào không khí ba lần, vừa tiến hành cắt và nói "sạch rồi."

Giống như sinh nhật của người Kinh, đối với dân tộc Cờ Lao, tại lễ đặt tên cho trẻ, ông bà nội, ngoại và những người thân trong gia đình nhất thiết phải có mặt và ai cũng chuẩn bị tặng cho trẻ một món quà mừng cho cháu là một chút gạo ngon, đôi gà trống mái, hoặc một vài chục trứng gà... kèm theo những lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn, lớn lên giỏi đi nương làm rẫy, giỏi đi rừng và trở thành con ngoan của bản.

Đặt tên con là nghi lễ đầu tiên người Cờ Lao trải qua

Sau khi làm lễ đặt tên xong cho con, bố của đứa trẻ sẽ mời ông bà nội, ngoại, những người trong gia đình và bà con trong bản ăn uống, ca hát. Không chỉ đặc sắc và độc đáo trong lễ đặt tên cho trẻ, đối với dân tộc Cờ Lao, với những đứa trẻ hay khóc đêm hoặc hay đau ốm, người Cờ Lao có tục tìm cha mẹ nuôi. Người ta lấy một bát nước đầy, góc đôi đũa lên và đặt vào một chỗ khuất trong nhà rồi khấn xin các vị thần linh cho trẻ gặp được cha mẹ nuôi.

Cái tên sẽ theo họ suốt cuộc đời

Trong vòng ba ngày, vị khách đến nhà đầu tiên sẽ được nhận làm bố nuôi hoặc mẹ nuôi. Khi tìm được cha, mẹ nuôi cho trẻ, cha mẹ đẻ của trẻ sẽ đổ bát nước đi, xin cha mẹ nuôi một bát gạo, một quả trứng và một ống nước để gọi hồn về nhận cha mẹ nuôi cho trẻ.

Với dân tộc Cờ Lao, đứa trẻ sau khi nhận cha, mẹ nuôi sẽ phải lễ, tết trong ba năm đầu. Song trên thực tế, mối quan hệ này thường kéo dài suốt một đời người của dân tộc Cờ Lao. Khi đứa trẻ trưởng thành và lập gia đình, cha mẹ nuôi thường có quà mừng cho con nuôi. Nếu cha, mẹ nuôi chết, người con nuôi đến chịu tang. Đây chính là một nét đẹp, thể hiện sự hiếu nghĩa trong truyền thống của dân tộc Cờ Lao.

Lễ đặt tên con của dân tộc Cờ Lao mang ý nghĩa nhân văn cao cả và là nét văn hóa truyền thống độc đáo của một dân tộc ít người hiện có ở Hà Giang.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top