banner 728x90

ĐẾN ĐẤT MŨI, CÀ MAU, ĐỂ TẬN HƯỞNG CẢM GIÁC NHẬU "MÁT TRỜI MÂY ÔNG ĐỊA" TRONG RỪNG U MINH HẠ...

04/04/2024 Lượt xem: 2426
Từ thành phố Cà Mau, phải đi bằng ca nô cao tốc mất hơn 2 tiếng mới đến được đất Mũi. Vượt sông Cửa Lớn – một con kênh dài 58km rộng 600m chằng chịt những luồng lạch  rạch nước, du khách sẽ đặt chân đến điểm cuối cùng cực Nam của Tổ Quốc.  Bạn sẽ có cảm xúc thật khác lạ khi đứng giữa một vùng biển trời sông nước mênh mông và màu xanh ngút ngàn của cây lá.
Tác giả đang ghi lại hình ảnh trên cano ra Mũi Cà Mau 
 
Là vùng sinh thái bán đảo, Mũi Cà Mau vừa là vùng ngập mặn, vừa là thềm lục địa nhô mình ra Biển Ðông. Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập nước diện tích trên 100.000 ha với đặc trưng rừng đước ở phía Mũi Cà Mau được xếp loại lớn thứ hai trên thế giới. Rừng tràm U Minh Hạ, có nhiều loại động, thực vật phong phú và quý hiếm.
 
Đến với Mũi Cà Mau là đến với một quần thể di tích lịch sử, thiên nhiên. Đó là di tích quốc gia cột mốc cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên bộ, mang ký hiệu: 2436. Gần bên cột mốc được xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ. Đó là hệ thống bờ kè, biểu tượng chiếc thuyền vươn ra biển của Mũi Cà Mau. Ở đây còn có một công trình tạo dấu ấn cho du khách, là cột mốc cuối cùng tọa độ quốc gia, số hiệu G350001. Cột mốc nằm trong một khuôn viên đẹp, có hoa cảnh và các biểu tượng của sản vật Mũi Cà Mau như: cua biển, ốc len, cá thòi lòi…
 
Tác giả chụp hình lưu niệm tại tọa độ quốc gia, số hiệu G350001
 
Đến đất Mũi bạn sẽ được thưởng thức những bữa ăn đậm chất Nam Bộ trong rừng U Minh Hạ, dưới những mái nhà lợp lá dừa nước, gió mát rượi. Những món ăn dân dã hấp dẫn được mang ra đãi khách, như cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng, lẩu mắm ăn với rau choại, đọt xoài, rau đắng đất, rau tàu bay, gỏi nhộng ong, ốc len, bồn bồn, sò huyết... thơm nhức mũi, chắc hẵn sẽ làm bạn không thể quên chuyến đi đầy cảm xúc này ./.
 
Đào Quốc Thịnh
Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top