banner 728x90

Đến Bến tàu Trần Đề - Côn Đảo, nhớ ăn bê thui (Bến Thuyền)

03/03/2025 Lượt xem: 2696

“Bến Thuyền” là tên một quán ăn ngon nằm trên đường Nam Sông Hậu, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, ngay trước cổng chào ngã ba đầu đường vào Bến tàu Cao tốc Superdong hay còn gọi là Cảng biển Trần Đề - Côn Đảo.

Có dịp qua Cảng Trần Đề đi Côn Đảo, bạn đừng quên ghé quán Bến Thuyền ăn bê thui. Bê thui là đặc sản ngon ngất ngây không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch Côn Đảo qua Cảng Trần Đề.

Quán ăn Bến Thuyền đầu đường vào Bến tàu Cao tốc Superdong hay còn gọi là Cảng biển Trần Đề - Côn Đảo

Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng 35 km, hàng ngày quán Bến Thuyền thu hút rất đông thực khách từ xa tìm đến bởi món ăn bê thui rất hấp dẫn. Bê thui ở đây ngon hơn các nơi khác nhờ bí quyết của đầu bếp.

Anh Phan Tuấn Nghiệp (đầu bếp) ở đây chia sẻ: “Bê thui nóng là một trong những cách thưởng thức bê thui đặc sắc nhất, mang đến trải nghiệm tuyệt vời khi từng miếng thịt bê vừa được nướng xong, vẫn giữ nguyên độ ấm nóng, thơm lừng đặc trưng. Những chú bê nặng không quá 50kg, được nuôi dưỡng cẩn thận bằng mía và rau sạch, để đảm bảo chất lượng thịt ngọt tự nhiên, mềm mại và thơm ngon”.

Anh Nghiệp cho biết thêm: “Bê thui nóng hấp dẫn chính bởi lớp da giòn tan, lớp thịt mềm mịn, chín tới hoàn hảo. Để đạt được điều này, bê thui phải trải qua quá trình thui cẩn thận, đảm bảo phần da vừa đạt độ trong suốt và giòn, trong khi phần thịt giữ nguyên độ ngọt mềm tự nhiên. Khi món bê thui nóng được dọn lên bàn, thực khách có thể cảm nhận rõ rệt hương vị thơm ngon hòa quyện cùng không khí vui vẻ, ấm cúng của quán Bến Thuyền”.

Thực khách thưởng thức ẩm thực tại quán ăn Bến Thuyền

Chủ quán Bến Thuyền là bà Nguyễn Thị Mỹ Phil tiết lộ: “Chỉ khi khách gọi, thì người phục vụ mới bắt đầu lóc thịt bê đã thui ra, dùng dao thật sắc thái nhanh để miếng thịt vừa miệng và tươi đều, rất hấp dẫn. Khi ăn, vắt một ít chanh lên dĩa thịt, vị ngon sẽ rất đặc trưng.

Một trong những yếu tố làm nên hương vị đặc biệt của bê thui chính là sự kết hợp giữa thịt bê, rau sống và nước chấm. Thịt bê thui được ăn kèm với chuối xanh, sung trái xắt miếng, khế chua, dưa leo, rau thơm, húng quế, giá đỗ, bánh tráng và đặc biệt là đu đủ ngâm chua ngọt – tất cả đều là những nguyên liệu giúp tăng thêm hương vị độc đáo cho món ăn, tăng vị giác giúp thực khách ăn no mà không thấy chán. Đặc biệt, nước chấm mắm nêm là yếu tố quyết định thành công của món bê thui.

Nước chấm được pha chế từ tỏi ớt, gừng xay, chanh, mè rang, mang đến vị đậm đà, hài hòa giữa chua, cay, mặn, ngọt. Khi ăn kèm với thịt bê, nước chấm mắm nêm giúp tăng thêm độ ngon miệng, làm nổi bật hương vị của thịt bê, tạo nên một món ăn đặc sắc và khó quên…”.

Cầm một miếng bánh tráng mỏng, gói ít rau sống, nhón thêm lát chuối chát, đu đủ, cùng một miếng bê thui, cuộn tất cả lại chấm vào nước chấm mắm nêm hay chén mắm cá cơm được nhà hàng pha chế công phu. Vị ngon lan tỏa từ những miếng đầu tiên, ngon không tưởng tượng nổi.

Món bê thui cuốn bánh tráng luôn thu hút thực khách

Nhiều đám cưới, tiệc tùng, gặp mặt bạn bè, gia đình, khai trương cửa hàng, doanh nghiệp, họ đặt bê thui nguyên con. Không chỉ tạo ra cảm giác hoành tráng, tạo không khí vui tươi, ấm áp cho các buổi tiệc và không chỉ đơn thuần là một món ăn đãi khách ấn tượng mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, mang ý nghĩa cầu may, cầu chúc cho mọi điều may mắn và sum vầy đến với mọi người tham dự tiệc với chi phí tiết kiệm mà gia đình nào cũng có thể đặt.

Bê thui nguyên con

Trần Đề là một huyện ven biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, cách TP.HCM 260 km và cách thành phố Sóc Trăng 35 km. Huyện Trần Đề nằm ở cuối sông Hậu của miền Nam, Việt Nam, trên trục giao thông của Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở, nối thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang với tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây là một khu phố mới, nhà cửa sầm uất, tàu bè tấp nập, xe cộ dập dìu, cá khô đầy ắp. Mỗi khi tàu cá về bến, cả khu vực cảng rộn rã tiếng cười, nhộn nhịp người mua, người bán. Còn những lúc biển động hoặc qua mùa đánh bắt cá, thuyền của ngư dân lại kéo về đậu kín cả vàm sông.

Với lợi thế là địa điểm gần Côn Đảo nhất, tuyến tàu cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo những năm gần đây đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến Sóc Trăng và tham quan Côn Đảo. Trần Đề là cửa sông cuối cùng của dòng Cửu Long Giang hùng vĩ. Cảng Trần Đề hiện là cảng cửa ngõ, điểm kết nối hàng hải đầu mối cho cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long và Nam Bộ.

Cảng cá Trần Đề

Rất ít người biết rằng, Côn Đảo nằm ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng từ Vũng Tàu đi Côn Đảo lại xa gần gấp đôi từ Cảng Trần Đề đi Côn Đảo. Từ Vũng Tàu nếu đi Côn Đảo bằng tàu thường phải mất khoảng thời gian trên dưới 10 giờ. Trong khi đó, nếu xuất phát từ Trần Đề thì chỉ mất khoảng 2 giờ 30 phút đi tàu, du khách sẽ có mặt ở Côn Đảo.

  Hiện nay, Trần Đề là địa phương thuộc điểm cuối của Dự án Đầu tư Xây dựng đường bộ Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) – đoạn qua tỉnh Sóc Trăng. Hàng năm huyện Trần Đề thu hút hơn 280.000 lượt khách du lịch. Trong tương lai, nơi đây sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa bởi tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cảng biển Trần Đề - Côn Đảo.

Bến tàu Cao tốc Superdong hay còn gọi là Cảng biển Trần Đề - Côn Đảo

“Có dịp đến Bến tàu Trần Đề - Côn Đảo, nhớ ăn bê thui quán Bến Thuyền nha bạn” đó là lời nhắn nhủ của các thực khách sành ăn miền Tây đã dẫn dắt tôi đến nơi này thử một lần cho biết ./.

Hương Lan

Tags:

Bài viết khác

Bánh hỏi An Nhứt

Nếu có dịp đi qua xã An Nhứt, huyện Long Điền (cách TP. Bà Rịa chừng 8km), ai cũng muốn dừng chân thưởng thức món bánh hỏi thơm, ngon nổi tiếng ở quán An Nhứt (quốc lộ 55, huyện Long Điền).

Lẩu cá linh bông điên điển

Mùa nước nổi được ví như một bức tranh thiên nhiên nổi bật của miền Tây Nam Bộ với những hồ sen hồng rực rỡ, hoa súng tím miên man cùng nhiều loài chim quý bay rợp trời...Cá linh là một trong những đặc trưng không thể bỏ qua của miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn truyền thống của người Hoa du nhập vào Nam Bộ từ thế kỷ 17. Món hủ tiếu được người dân Mỹ Tho cải biến theo khẩu vị địa phương và kể từ thập niên 1960 cho đến nay đã nổi tiếng khắp nơi. Hủ tiếu đã chinh phục được rất nhiều thực khách trong và ngoài nước, giống như phở Hà Nội, bún bò Huế, cao lầu Hội An. Theo thời gian, hủ tiếu Mỹ Tho dần được Việt hóa và trở thành một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của Nam Bộ (bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang).

Bánh khọt Vũng Tàu

Bánh khọt là một trong những món đặc sản của thành phố biển Vũng Tàu và cùng là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á. So với nhiều món ăn cầu kỳ khác, bánh khọt dân dã, mang hương vị rất riêng của miền biển Vũng Tàu được nhiều người ưa thích, từ người dân địa phương cho đến khách thập phương và cả du khách quốc tế.

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng được du khách biết tới mà từ lâu, nó nằm trong số những đặc sản nhất định phải thử khi đến Hà Nội. Đây là món ăn thể hiện sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội.

Phở trong văn chương Việt

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày: phở sáng, phở trưa, phở chiều, phở tối, phở đêm, chỉ cần đói bụng là có thể ăn.

Gỏi lá Kon Tum, hãy thử một lần cho biết

Gỏi lá Kon Tum không chỉ là món ăn, mà còn là cả một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ, thể hiện sự tinh tế của người dân Tây Nguyên.

Gỏi cá trích Kiên Giang

Gỏi cá trích là món ăn khá phổ biến tại các tỉnh thành ven biển. Tuy nhiên, có dịp thưởng thức gỏi cá trích Kiên Giang thì bạn sẽ cảm nhận hương vị rất khác biệt. Vùng biển của nơi đây đã nuôi dưỡng nên loại cá trích ngọt thịt, hương vị đậm đà. Qua cách chế biến của người dân địa phương, món gỏi cá trích càng trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.
Top