banner 728x90

Cây nêu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê

27/07/2024 Lượt xem: 2494

Cây Nêu là biểu tượng của tâm linh, người Ê đê gọi là Gơng drai. Cây Nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình hoặc cộng đồng,…

Cây nêu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê

Nhìn biểu tượng và họa tiết trên cây nêu, người đến dự lễ có thể hiểu được ý nghĩa của nghi lễ. Vị trí đặt cây nêu được xem là tâm thiêng cho các nghi lễ như: cúng sức khỏe, cúng nhà mới, cúng ăn cơm mới, tang ma,… thường dựng ở gian khách hoặc ngoài trời. Mỗi cây nêu được trang trí những họa tiết khác nhau và mang ý nghĩa theo từng nghi lễ, như cúng sức khỏe (cúng vòng đời người) cây nêu được trang trí bằng cách treo bông vải hoặc những bó chỉ màu buộc từng chùm; cúng lúa mới (cúng vòng đời lúa) được trang trí bằng những con cá gỗ, cúng hạt giống treo hình tượng bông lúa được chuốt bằng cây tre non,… 

Khác với các DTTS khác ở Tây Nguyên, cây nêu của dân tộc Ê Đê đơn giản không cầu kỳ, họa tiết trang trí đơn giản, vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tâm linh và ước vọng trong cuộc sống của cá nhân và cả cộng đồng. Có sự khác biệt không đáng kể về kích thước và hình dáng cây nêu theo từng vùng và từng nhóm người của dân tộc Ê Đê. Ví dụ như nhóm Ê  Đê {lô, Mdhur, Adham,… làm cây nêu có kích thước cao hơn và trang trí đẹp hơn của nhóm Ê Đê kpă. Công tác chuẩn bị tổ chức cho nghi lễ trong nhà hay ngoài trời, việc chọn loại cây làm cây nêu rất quan trọng.

Đồng bào Ê Đê tái hiện Lễ cúng cây nêu tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ý nghĩa của biểu tượng và họa tiết từng phần trên cây nêu được ví như thân hình của một vị thần với quan niệm:

Phần đầu: Sự kết nối giữa đất trời (hình bắp chuối), sự giao tiếp giữa các vị thần và linh hồn vạn vật với con người,… Đặc biệt với tang ma, lễ bỏ mả và các nghi lễ liên quan đến người đã khuất thì biểu tượng bắt chuối được tô màu đen (nhọ nồi pha trộn với mỡ động vật).

 Phần cổ: Cầu mong sự an lành (hình chữ Z) biểu trưng cho con cá cầu mong sự ban cho của thần linh, sự may mắn khi đi săn bắn hàng ngày. Phía dưới là 4 thanh gỗ được gắn ngàm với nhau giống như cái bếp lửa nhà dài biểu trưng cho dàn bếp (pra: dùng để hong khói, sấy khô thịt hoặc cá,…) với ý nghĩa cầu an cho gia đình và dòng họ được an lành, khỏe mạnh. Nghi lễ cầu no đủ thường treo hình con cá hoặc dụng cụ lao động, nếu lễ cúng cầu an thường treo bông hoặc chùm chỉ kết lại để biểu trưng cho linh hồn an bình, khỏe mạnh.

 Phần ngực: Cầu no đủ, hạnh phúc (nồi đồng và cái bếp) biểu tượng sự no đủ, hạnh phúc và thể hiện sự đoàn kết, sum vầy để gắn kết con người với con người và gia đình với cộng đồng buôn làng (đùm bọc, chia sẻ nhau về tình cảm và vật chất).

 Phần bụng: Định kỳ nghi lễ (khắc vòng quanh thân cây nêu): Thường khắc 3 vòng, 5 vòng và 7 vòng tùy theo lần tổ chức trong gia đình (mỗi đợt được tính bằng số lượng con vật tế). Dùng màu vàng thân và màu xanh vỏ cây

 Phần chân: Cầu mưa thuận gió hòa, được trang trí bằng họa tiết cách điệu (chong chóng, tổ ong), dùng hai sắc màu đỏ (huyết) và màu vàng (thân cây). Hình chong chóng tượng trưng cho thời tiết mưa thuận gió hòa; hình tổ ong tượng trưng cho sự dồi dào từ nguồn thức ăn của thiên nhiên ban tặng với quan niệm mùa màng bội thu. Xung quanh gốc cây nu có đóng cọc bảo vệ (nếu dựng ngoài trời), trên bốn cọc có thanh gỗ bọc quanh được đẽo bằng hình tượng cách điệu của 4 con chim cu đất, đầu quay tứ hướng. Đây là nơi mọi người trong cộng đồng hoặc khách mời (từ già, trẻ, gái, trai) gởi gắm niềm mơ ước, cầu xin tới các vị thần để được phù hộ, ban cho,… Họ thường bẻ nhành cây, lá cỏ hoặc bông dại gắn vào hàng rào để gởi thông điệp mà mình ước nguyện. 

Chủ lễ thực hiện nghi thức cúng cây nêu

Trong lễ cúng cây nêu, cây nêu được đặt ở giữa bãi đất trống trước nhà Rông với lễ vật gồm: 1/2 con lợn (heo), 1 con gà, 3 bát cơm, 3 món thịt, 3 ché rượu cần. Sau tiếng chiêng chào mời, đón khách, nghi lễ bắt đầu với nghi thức "cúng sức khỏe" nhằm cầu mong sức khỏe và may mắn cho chủ nhà, mọi người trong gia đình, dòng họ.

Tiếp theo là nghi lễ cầu an cho chủ nhà với nghi thức cúng đeo vòng và chuỗi hạt, sau đó là nghi thức đeo vòng của dòng họ. Cuối buổi lễ, chủ nhà lần lượt mời cơm, rượu người có uy tín trong dòng họ, dòng tộc và những người tham dự, cùng chúc cho chủ nhà và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

Dân làng cùng nhau múa hát sau Lễ cúng cây nêu

Lễ cúng cây nêu cầu an là phong tục độc đáo của đồng bào Ê-đê, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng cũng như ước mơ những điều ấm no, tốt đẹp sẽ đến với dân làng...

Theo Báo dân tộc

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top