Lễ hội hoa đăng mừng Đức Phật Di Đà tại chùa Hoằng Pháp (TP.HCM)
Cũng như nhiều lĩnh vự khoa học khác, việc phân loại tín ngưỡng tôn giáo là một trong những vấn đề cơ bản của khoa tôn giáo học và cũng chính ở đó còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Người ta đã tìm đưa ra các cách phân loại khác nhau, như phân loại tôn giáo tín ngưỡng theo các hình thức phát triển nối tiếp nhau của tiến trình lịch sử. Một số khác lại từ bỏ nguyên tắc lịch sử, phân loại theo đặc trưng địa lý và chủng tộc, theo các khu vực văn hóa, theo nội dung tín ngưỡng, tôn giáo và đối tượng sùng bái, theo hình thái học của tôn giáo tín ngưỡng…Mỗi cách phân loại như vậy đều chứa đựng các hạt nhân hợp lý, tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự phiến diện và nhiều lúc khá cực đoan.
X.A. Toocarep, nhà dân tộc học, tôn giáo học của nước Nga trong công trình nghiên cứu: các hình thức tôn giáo sơ khai sự phát triển của chúng đã phê phán cách phân loại tôn giáo từ trước tới nay và từ đó đưa ra cách phân loại dựa trên cơ sở hình thái học tôn giáo như: đặc trưng và thực chất của tôn giáo; Phải coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội; Tôn giáo mang tính lịch sử và tính kế tục lịch sử; Tính tương quan giữa các hình thức tôn giáo tín ngưỡng.
Vua Hùng - Đức tổ của các làng nghề
Từ quan niệm này, các hình thức tín ngưỡng có thể chia thành 5 loại: Thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia); Thờ Thành hoàng làng; Tín ngưỡng vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma, thờ cúng người chết; Tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng thờ Thần. Trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản và phổ biến nhất của người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, bất kể họ sống ở đồng bằng, miền núi, nông thôn hay thành thị.
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.
Ban Nghiên cứu tôn giáo