banner 728x90

Chiêm ngưỡng bức tượng Phật dát vàng khổng lồ ở Thiền viện Chơn Không Thành phố Vũng Tàu

26/03/2025 Lượt xem: 2362

Nằm trên sườn núi Lớn ở thành phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thiền viện Chơn Không sở hữu bức tượng Phật dát vàng khổng lồ, thu hút đông đảo du khách, người dân tham quan, chiêm bái.

Thiền viện Chơn Không, tọa lạc tại số 36/11 đường Vi Ba, TP.Vũng Tàu, nằm ở độ cao 80m so với mức nước biển, là ngôi chùa tu thiền độc lạ theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là thiền viện đầu tiên ở các tỉnh phía Nam,  một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến du lịch Vũng Tàu.

Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thiền viện Chơn Không được hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công vào năm 1966. Đến năm 1995, thiền viện mới được kiến thiết với quy mô hạng mục kiến trúc như hiện nay.

Khuôn viên thiền viện rộng khoảng 2.000m2, với một cảnh quan kỳ vĩ “lưng tựa núi, mặt hướng ra biển”. Quần thể kiến trúc công trình gồm: Tháp tổ, chánh điện, tháp chuông, thiền đường, viện ni, nhà khách,… nằm giữa lưng chừng núi, cây cối bao quanh.

Lối vào chánh điện thiền viện Chơn Không.

Ngay ở lối vào phía bên phải chánh điện là đại hồng chung, được đúc từ năm 1998 nặng gần 1 tấn.

Thiền viện Chơn Không sở hữu bức tượng Phật khổng lồ dát vàng được điêu khắc vô cùng tinh xảo và mang vẻ uy nghiêm của đức Phật. Bức tượng được hoàn thiện và khánh thành năm 2021, được đặt ở vị trí cao nhất của thiền viện, hướng ra biển Đông, kết hợp với sắc vàng óng của chất liệu làm cho pho tượng đẹp nổi bật cả một khu vực rộng lớn với bao quanh là núi, cây xanh và điện thờ,… đã thu hút rất nhiều du khách đến chiêm bái, cầu bình an cho gia đình.

Nhìn từ vị trí bức tượng Phật, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh Tp.Vũng Tàu  

Dưới chân tượng Phật là khoảng sân rộng lớn để du khách, người dân có thể chiêm bái, chụp hình.

Để có thể tham quan thiền viện Chơn Không, đầu tiên du khách cần leo bộ một đoạn dốc khá dài, hai bên có nhiều cây cối xanh tươi, không khí mát mẻ. Cổng thiền viện nằm ngay lưng chừng dốc.

Theo các vị sư tại thiền viện, cái tên Chơn Không là danh từ chỉ về thể tánh bất sinh bất diệt vốn có của con người. Đặt tên Chơn Không cho thiền viện cũng nhằm nói lên quan điểm tu hành của tăng ni, nhận thức, giác ngộ và sống với tâm thế chơn không.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá bồ đề trong Phật giáo

Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo, có liên quan mật thiết tới quá trình hạnh ngộ của Thái tử Tất Đại Đa. Theo phong thủy, lá bồ đề mạ vàng có thể giúp gia chủ gặp nhiều vận may, cơ hội trong cuộc sống, công việc.

Huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma – Vị Phật tổ gánh một chiếc dép đi khắp thế gian

Trong 28 đời Tổ sư Thiền tông của Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma là tổ cuối cùng của nước Ấn Độ và là Tổ có công lao to lớn đưa dòng thiền về các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Xung quanh hình ảnh vị Phật tổ gánh chiếc dép đi khắp nhân gian có rất nhiều huyền thoại bí ẩn...

Đôi điều về học giới luật Phật giáo

Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.

Khái niệm Niết bàn trong Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa

Sau thời Phật giáo nguyên thuỷ (tính từ khi Phật tại thế tới 100 năm sau khi ông mất), Phật giáo dần dần chia thành hai nhánh: Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Hai nhánh này có quan niệm không giống nhau về Niết bàn. Xuất phát từ lập trường thực tại luận, Tiểu thừa cho rằng, thế giới này tồn tại thực sự, con người cũng tồn tại thực sự nên những khổ đau của con người cũng là có thật chứ không phải chỉ là những gì thuộc về cảm giác.

Khái niệm Niết Bàn trong Phật giáo

Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời.

Thiền phái Trúc Lâm – sự ra đời của Phật giáo mang bản sắc Việt Nam

Từ Thiền phái Trúc Lâm, Phật Giáo Việt Nam chính thức có tông phái riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời.

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số vị Phật, Bồ Tát. Bánh xe Pháp Luân là một trong những biểu tượng cổ xưa, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo.

Lược sử Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Mật tông

Từ vô lượng a tăng kỳ kiếp trước, trong khi cúng dường nhiều phẩm vật, Đức Di Lặc đã thọ bồ tát giới với Đại Lực Như Lai (Tub chen), trước sự hiện diện của nhiều vị Phật khác. Từ lúc đó, Ngài đã hướng dẫn vô lượng chúng sanh trên đường tu tam vô lậu học (giới, định và tuệ), nhờ vậy mà dẫn dắt họ qua tam thừa (Thanh văn, Độc giác và Bồ tát), đến giác ngộ.
Top