banner 728x90

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

07/11/2024 Lượt xem: 2575

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Ngôi nhà gỗ quý có tuổi đời gần 100 năm ở phường 1, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) của dòng họ Lai được xây dựng theo kiến trúc người Hoa.

Ông Lai Văn Tìa (cháu đời thứ 4) hiện là người chăm lo hương khói tổ tiên tại đây cho biết ngôi nhà được xây dựng vào năm 1925 đến năm 1926 thì hoàn thành. Năm 2014 con cháu đóng góp kinh phí trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng cũ. Hiện, 2 gian phụ trong nhà vẫn được các thế hệ con cháu sử dụng.

Nhà có 5 gian, tường xây gạch, cột gỗ, mái ngói, nền lát gạch tàu với kiến trúc truyền thống của người Hoa.

Nhà có chiều ngang gần 20 m, 36 cột bằng gỗ căm xe, 4 bộ ván làm từ gỗ gõ đỏ và 4 chiếc đèn măng xông. Trong nhà còn có những bộ lư đồng, bình cổ, đồng hồ có tuổi cũng bằng tuổi ngôi nhà.

Bên trong sảnh chính với những cây cột bằng gỗ quý.

Hai bên hông nhà có gian thờ tổ và 2 tấm ván lớn ghi lại lịch sử gia tộc họ Lai. Trên vách nhà trước được trang trí bởi các bức bích họa vẽ các loài chim từ phượng hoàng, công, trĩ, hạc đến uyên ương... rất sống động.

Đặc biệt, còn có các hình ảnh tái hiện nghề nghiệp như trồng lúa, làm muối, đánh bắt cá, trồng hành tỏi, trồng nhãn... mà con cháu nhiều đời nhà họ Lai ở Vĩnh Châu lấy làm nghề sinh sống.

Nhiều bức vẽ tái hiện lại nghề nghiệp sinh sống của dòng họ Lai như trồng lúa, trồng nhãn, làm muối…

"Những bức tranh này được vẽ hàng chục năm nay. Cũng là nhắc nhớ nghề của ông bà mà bản thân tôi theo nghề đến ngày nay. Hiện tôi sở hữu trên 1 ha đất trồng nhãn xuồng, thanh nhãn, thu nhập rất khá”, ông Tìa chia sẻ.

Hiện nay, ngôi nhà gỗ đã trở thành điểm đến của nhiều du khách ở Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh

Hiện ngôi nhà gỗ dòng họ Lai trở thành địa điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng.

Theo báo lao động

 

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top