banner 728x90

Ý nghĩa các cấp bậc trong Phật giáo

19/02/2025 Lượt xem: 2357

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng để tỏ lòng tôn kính, tôn trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ. Để hiểu rõ hơn về tôn xưng này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chúng ta hay đến chùa lễ bái, cầu nguyện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được cách xưng hô sao cho đúng và ý nghĩa của cách xưng hô. 

Các cấp bậc trong Phật giáo như Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đều là những tu sĩ xuất gia, là chư Tăng hay còn gọi là Tỳ kheo. Đây là các si sa môn tức các tu sĩ phát nguyện xuất gia, lìa bỏ gia đình, sống thanh bần, phụng sự chúng sinh. 

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng được nêu lên để tỏ lòng thành kính với vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. 

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng (Nam)

Đại đức

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Đại đức là vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng.

Thượng tọa

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Thượng tọa là những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (quy định tại Chương 3 Điều 38).

Hòa thượng

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Hòa thượng là vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni (Nữ)

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni.

– Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
– Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
– Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (hiện nay gọi là Ni trưởng).

Đây đều là danh xưng được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội Phật giáo đối với chư Tăng có các điều trên, đặc biệt phải có đức độ và công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội. Tuy nhiên, dù là danh xưng như thế nào đi nữa thì vị tu sĩ chân chính của Phật giáo cũng được gọi là vị Tăng, Tăng già để cho hàng đệ tử nương tựa vào để trở thành con Phật.

Theo bchannel.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các vị Phật và Bồ tát trong Phật giáo

Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất, mà còn mở rộng và đa dạng hơn rất nhiều. Theo giáo lý Phật giáo, trong quá khứ, hiện tại, và tương lai, có vô số các vị Phật và Bồ Tát tồn tại khắp nơi trong vũ trụ. Mỗi vị Phật và Bồ Tát đều có hình tướng và những hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả đều chia sẻ lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh và cam kết đem lại lợi ích cho tất cả mọi loài.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tràng hạt trong Phật giáo

Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Pháp lễ chùa Phật

Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.

Vị trí và vai trò của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong xã hội Việt Nam

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, những ông vua có tinh thần yêu nước rất cao này rất cần đến sự giúp đỡ, sự hiểu biết của tầng tri thức, để có thể đối đầu thắng lợi chống lại bọn xâm lược Trung Quốc. Các nhà sư và Nho sĩ là những người có văn hóa lúc bấy giờ.

Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc

Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).

Phật giáo ở giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam

Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật.

Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 trước công nguyên ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya.

Các ngày lễ quan trọng trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy

Đa số Phật tử đều quen thuộc với các ngày lễ trong truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Dưới đây là tóm lược các ngày lễ chính trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).
Top