banner 728x90

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

16/05/2024 Lượt xem: 2402

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Vào dịp Tết, các đoàn lân, sư, rồng đổ về các Hội quán làm lễ xin lộc cầu may

Trong đời sống tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) có những điểm tương đồng với người Kinh. Đồng bào đều quan niệm về 2 thế giới âm-dương. Con người khi chết đi, sang thế giới bên kia (thế giới âm) sẽ được ban phúc hay bị trừng phạt là tùy vào những việc làm thiện hay ác, có công đức hay thất đức của mình trong kiếp sống hiện tại…

Từ những quan niệm tâm linh ấy, người Hoa thờ cúng nhiều vị nhân thần và nhiên thần trú ngụ trong ba cõi Thiên - Địa - Nhân, để cầu mong nhận được sự phù hộ độ trì, gặp nhiều may mắn, an lành, thịnh vượng trong cuộc sống. Người Hoa thực hành tín ngưỡng thờ cúng tại các cơ sở thờ tự gồm chùa, miếu, đền, đình (hội quán) và tại mỗi gia đình, với tín ngưỡng pha trộn cả những yếu tố của “tam giáo đồng nguyên” gồm Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo.

Trước hết, nói về tín ngưỡng thờ cúng các nhân thần, cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn tôn thờ những nhân thần là thánh nhân và truyền tụng trong đời sống tâm linh của cộng đồng như: Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Âm Bồ Tát, Từ Hy Thái Hậu, Bảo Sanh Đại Đế, Trương Tiên Sư, Khổng Tử, Chiêu Ứng Công… Tuy nhiên, ở mỗi nhóm người Hoa lại có nhân sinh quan khác nhau, nên sẽ thờ thờ từng thánh nhân khác nhau.

Trong tín ngưỡng thờ cúng các nhiên thần của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ thấy có rất nhiều vị thiên thần được tôn thờ như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thổ Công, Táo Quân, Thần Tài, Thiên Phụ Địa Mẫu, Tài Bạch Tinh Quân… Ngoài ra còn thờ các vị thủy thần (Thủy Mẫu, Long Mẫu nương nương, Long Vương); thần ở âm giới (Thập Điện Diên Vương); thần động vật (hổ, rồng, ngựa, cá); thần thực vật (Thần Mộc); thần đá (Thái Sơn Thạch Cảm Đương); thần bảo sanh (Kim Huê nương nương, Lâm Thủy phu nhân, cửu Thiên Huyền Nữ; thần kiết tường (Phúc, Lộc, Thọ; thần nghề nông (Thần Nông); thần nghề thuốc (Hoa Đà); thần nghề mộc (Lỗ Ban), thần nghề kim hoàn (Huê Quang Đại Đế)...

Thần Tài là vị thần quản lý của cải và vàng bạc được người Hoa ở Chợ Lớn thờ tự

Có thể nói, thông qua hệ thống tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống văn hóa tâm linh, với các tục lệ, lễ thức mà lối sống tương thân tương ái của người Hoa được hình thành, góp phần củng cố mối quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng cùng hướng tới những ước vọng về cuộc sống an sinh bền vững.

Người Hoa ở Chợ Lớn thờ cúng đa thần theo tín ngưỡng dân gian, với những cơ sở thờ cúng là các hội quán (chùa, đền, miếu, đình) và bàn thờ tại gia. Trong đó, chùa là cơ sở tôn giáo phục vụ mục đích tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng với đối tượng thờ cúng chính là Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, vì có sự chia tách thành nhiều tông phái khác nhau nên trong chùa người Hoa cũng có thờ

Miếu, đền của người Hoa là cơ sở tín ngưỡng mang đậm dấu ấn dân gian, do đó thường thờ cúng rất đa dạng, có thể là một nhân thần (nhân vật lịch sử, truyền thuyết) và cũng có thể là những người vô danh nhưng rất linh thiêng, tác động đến đời sống tâm linh của cộng đồng của người Hoa, nên được phụng thờ (cô, cậu, ông, bà).

Trong tín ngưỡng thờ cúng, người Hoa luôn tôn kính Quan Thế Âm Bồ Tát, hay còn gọi là Phật Bà Quan Âm- một biểu tượng linh thiêng của Phật giáo và là một nữ thần, vị cứu tinh đem lại sự thái bình, thịnh vượng, ban phát sự may mắn tốt lành về đường con cái. Vì vậy, Phật Bà Quan Âm được thờ trong nhà cùng với tổ tiên và các vị thần như: Quan Công, Thổ Công, Thần Tài, Thần Bếp (Táo Quân), Thần Cửa, Thần Tổ sư, Thiên Quan…

Tượng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ cúng ở nhiều hội quán của người Hoa

Tất cả mọi gia đình người Hoa đều suy tôn Quan Công là bậc thánh hiền với những đức tính, nhân cách cao quý, khí tiết nhân, nghĩa, dũng, tín là “vạn cổ nhất nhân”, “vạn cổ tinh huy”, “nghĩa khí quần hùng” và “cung đại tập nghĩa”. Thờ cúng Thần Thổ Công cũng bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, bởi người Hoa cho rằng, mỗi một khu đất mà con người cư trú đều do Thần Thổ Công cai quản, ban phát cho sự an lành, hạnh phúc, làm ăn phát đạt giàu sang, thịnh vượng. Chính vì thế, hằng ngày gia chủ thường thắp nhang vào hai buổi sáng sớm và chiều. Riêng ngày mùng một Tết và ngày 15 tháng 8 âm lịch cúng nguyên một con heo.

Thần Tài, hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân hoặc Triệu Công Nguyên Soái theo quan niệm người Hoa là vị thần mang lại tài lộc cho gia chủ, nên được họ thờ cúng quanh năm và bàn thờ Thần Tài thường được xếp cùng chung với bàn thờ Thổ Công. Bài vị của Thần Tài chỉ có hai chữ “Thần Tài” hoặc có khi chỉ là một pho tượng nhỏ được gia chủ thỉnh từ chùa về, sau khi đã được “khai quang điểm nhãn” linh thiêng.

Người Hoa quan niệm, Thiên Quan là vị thần cao nhất trong các vị thần, nên họ thờ Trời để mong được chứng giám cho lòng thành và đức tin của mình. Bàn thờ Thiên Quan thường được gắn trên vách tường bên ngoài ngôi nhà với bài vị bằng giấy đỏ, viết 4 chữ “Thiên cung trí phước”. Nhìn chung, người Hoa ở Chợ Lớn đa phần hoạt động trong lĩnh vực thương mại (buôn bán) và sản xuất, kinh doanh nên việc thờ cúng để cầu may trong làm ăn luôn được quan tâm, chú trọng.

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top