banner 728x90

Nghi lễ tắm Phật trong lễ Phật đản

21/05/2024 Lượt xem: 2378

Nghi lễ tắm Phật xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Trung Á, đến nay được thực hiện trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới để thể hiện sự hân hoan của Phật tử đối với sự xuất hiện đấng Giác ngộ vào năm 624 trước Công nguyên.

Trong nghi lễ này, sau khi đạo tràng tụng kinh, mọi người cùng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi đi đến lễ đài, nơi có tượng Phật sơ sinh đặt trong bồn, chắp tay đảnh lễ, múc nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai ngài, đồng thời lắng lòng quán tưởng về dòng nước cam lộ rửa trôi tham, sân, si ra khỏi tâm tư. Nước tắm Phật được nấu từ các loại hoa thơm hoặc hương liệu, hay đơn giản là nước mưa tinh sạch.

Nghi lễ tắm Phật

Nghi lễ này xuất phát từ câu chuyện đản sinh của đức Phật hơn 2.600 nặm trước. Theo kinh điển Nam tông, sau khi mẹ ngài, hoàng hậu Mahamaya, sinh ra ngài ở vườn Tâm Tỳ Ni, bên gốc cây vô ưu, bốn vị đại phạm thiên từ trời hạ xuống, dùng lưới vàng quấn lấy hài nhi. Ngay lúc đó, hai trận mưa từ trên trời dội xuống vị Phật tương lai.

Còn kinh điển Bắc tông chép rằng, sau khi đức Phật ra đời từ sườn bên phải của hoàng hậu Mahamaya, có bông hoa sen nảy lên đỡ lấy và 9 con rồng từ trên trời bay xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài. Cảnh Phật đản sanh với rồng phun nước được ghi lại trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển – di tích Phật giáo quan trọng ở phía bắc Ấn Độ.

Theo các học giả Phật giáo, hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho vui và buồn, sướng và khổ của cuộc đời, điều mà mọi người trên thế gian này phải đón nhận. Người nào chịu đựng cả cảnh thuận và nghịch mà tâm thản nhiên, tự tại thì sẽ có thể thành Phật. Vì thế, khi làm lễ tắm Phật, điều quan trọng là người tham gia phải quán tưởng đến việc gội sạch thân tâm để được nhẹ nhõm, mát mẻ, an vui.

Khi múc nước tưới lên vai phải của tượng Phật, cần tâm nguyện rằng dù gặp những chuyện hết sức vui mừng, đắc ý, tâm mình vẫn bình tĩnh thản nhiên.  Khi tưới nước lên vai trái tượng Phật, cần tâm niệm rằng dù gặp nghịch cảnh, khổ đau, tâm mình vẫn bình an phẳng lặng.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo 

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top