banner 728x90

Nét đặc sắc của đời sống văn hoá tâm linh

26/05/2024 Lượt xem: 2985

Văn hoá tâm linh là nơi nương tựa vững vàng trên phương diện tinh thần. Nó có thể xoa dịu được nỗi đau đớn và những tổn thương, mang đến sự tin tưởng vào các giá trị cao quý, đạo đức và nhân văn qua việc giúp đỡ con người chiến thắng các mối lo sợ. Qua đó mang đến cảm giác thư thái và thăng bằng cho tinh thần. Có thể nói nhân tố tâm linh thực sự đã tạo ra độ bền và sức mạnh cho nền tảng tinh thần của con người, dân tộc.

Đời sống con người gắn với văn hoá tâm linh

Theo đó nhiều ý kiến nhận định rằng, văn hoá tâm linh thực chất là các hiện tượng liên quan tới linh hồn của con người sau khi qua đời. Đây là một quá trình liên kết và thậm chí còn được thể hiện bởi nhiều yếu tố mang tính thần bí, dị thường. Bên cạnh đó, khái niệm văn hoá tâm linh cũng hàm chứa được các giá trị tinh thần vô cùng phong phú và mang tính bao quát của cuộc sống con người. Đặc biệt, văn hoá tâm linh được biểu hiện khá rõ nét qua cách thờ phụng của người Việt. 

Dù xưa hay nay văn hóa tâm linh của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ngày nay con người sống trong thời đại đối mới tiên tiến hơn nên sẽ có những thay đổi nhất định về văn hóa tâm linh trong đời sống. Thường ngày chúng ta vẫn thấy được đôi nét về văn hóa tâm linh của người Việt thông qua những sinh hoạt thường nhật như việc thờ cúng tổ tiên. Dù gia đình ở cập bậc nào, từ giàu đến bình dân thì trong nhà sẽ có một nơi để thờ cúng tổ tiên. Giàu thì nơi thờ cúng sẽ được trang hoàn hơn và có thể có khu vực riêng dành để thờ cúng còn bình dân thì sẽ thờ luôn ở phòng khách bình dị thân thuộc. Văn hóa tâm linh ở đây là thông qua các hình thức lễ nghi, cúng bái. 

Bên cạnh đó, tín ngưỡng tâm linh cũng biểu hiện qua việc thờ cúng những vị thánh. Việc thờ cúng không những với gia tiên mà với văn hoá dân gian như thờ động vật và cây cỏ. Cùng với đó là thờ ông tổ nghề và dòng họ, thờ phật, thờ Thánh… Từng vùng miền và mỗi một dân tộc đều có những đặc điểm riêng biệt về việc thờ cúng. Tính chất tín ngưỡng của đời sống tâm linh người dân Việt Nam mình khá rõ. Trong lúc hệ thống tôn giáo tiếp tục mở rộng theo thời gian thì cùng với việc đó văn hoá cũng trở thành yếu tố chính trong cuộc sống tâm linh của con người.

Tổ chức các lễ hội văn hóa tâm linh của người Việt

Nước Việt Nam với 54 dân tộc sinh sống thì mỗi một người đều có những bản sắc văn hoá riêng biệt. Và văn hoá tâm linh cũng vì thế nên có sự thể hiện riêng với người miền núi thờ thần sông và thần núi. Những người miền biển thờ thần mặt trăng, thần gió và thần nước. Người vùng đồng bằng, trung du thờ thần đất, thần cây. Cũng chính vì vậy nên có sự giao thoa tín ngưỡng tôn giáo của nhiều dân tộc. 

Bên cạnh đấy, số lượng tôn giáo khác tại Việt Nam cũng khá phong phú. Từ phật, hồi giáo, Hoà Hảo và Tin Lành đến Cao Đài. Ngoài ra cũng như khá đông người Việt Nam có tôn giáo khác. Mỗi một tôn giáo đều có văn hoá tâm linh khác nhau. Mỗi một tôn giáo có nguồn gốc và cách thức tiếp nhận của nước mình cũng khác nhau nhưng sự tiếp nhận văn hoá của dân tộc Việt Nam cũng có sự khác biệt. Do đó, mà văn hoá tâm linh gắn bó với mỗi một tôn giáo đều có điểm độc đáo riêng biệt. đặc biệt của đời sống tâm linh. 

Đời sống tâm linh từ xa xưa đã thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mỗi người Việt Nam. Nó cũng được phản ánh thông qua những sinh hoạt tâm linh trong đời sống thường ngày… Giữa dòng vội vã của đời sống hiện đại những nghi lễ cổ truyền luôn được duy trì. Cũng là một nét đặc sắc của đời sống văn hoá tâm linh. Du lịch tâm linh là một trong các hoạt động khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay. Nó đi kèm với các giá trị cả phi vật thể và truyền thống. con người gắn chặt với lịch sử, văn hoá và tâm linh… Du lịch tâm linh không chỉ mang lại cho khách du lịch sự trải nghiệm. Nó cũng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp về tâm linh đối với từng con người. 

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm giữa núi rừng Tây Nguyên

Nhà thờ gỗ Chính tòa Kon Tum là một báu vật giữa núi rừng Tây Nguyên – do chính một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên. Công trình khởi công năm 1913 và hoàn thành vào năm 1918. Đến nay, sau hơn 100 năm, Nhà thờ vẫn nguyên vẹn như thủa ban đầu.

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc (Đồng Nai)

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.

Chùa Thầy – sự hòa điệu giữa kiến trúc Phật giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên – con người – kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ.

Khám phá Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Yali ở Gia Lai

Nhà thờ Yali tọa lạc tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Công trình nằm cạnh tuyến đường tỉnh 673, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về phía Bắc.

Phép ứng xử trong ăn uống - Nét đẹp của người Chăm

Người ta nói rằng, phải ngồi bên mâm cơm của người Chăm thì mới thấy hết được những nét đẹp văn hóa trong ứng xử của họ. Nếu người Kinh "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" thì với người Chăm, ăn uống hàng ngày hay ngày đình đám đều phải tuân theo các phép ứng xử có từ lâu đời.

Chùa Hang – Nơi Phật giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo các tài liệu nghiên cứu thì chùa được một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc (có tài liệu ghi là người Ấn Độ) đã đến cư trú tại hang và mở chùa này vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Top