banner 728x90

Mèn mén – đặc sản vùng cao Bắc Hà

13/04/2025 Lượt xem: 2555

Nếu có dịp du lịch vùng cao Tây Bắc, bạn hãy thử một lần thưởng thức mèn mén - một món ăn được chế biến từ những hạt ngô nếp vùng cao.

Đây là loại thức ăn đã nuôi sống người Mông vùng cao bao đời nay. Hiện tại thì mèn mén thành đặc sản vì người Mông nơi đây đã đủ thóc lúa để ăn. Chỉ còn người Mông khu vực Hà Giang vẫn sử dụng làm thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Đám cưới, đám ma, giỗ Tết hay có bất cứ công việc gì đều có sự xuất hiện của món mèn mén. Mỗi người một chiếc thìa, ngồi quây quần cùng bát mèn mén, tô canh, nồi thắng cố và chén rượu ngô vừa ăn, vừa uống, vừa chuyện trò.

Thực chất, mèn mén là món ăn được làm từ ngô tẻ (ngô vàng). Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Tuy là món ăn dân dã nhưng quy trình và công đoạn chế biến để thành món ăn ngon lại rất cầu kỳ.

Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu chính của món mén mén là ngô tẻ. Vì thế, khâu chuẩn bị nguyên liệu là một trong số những khâu quan trọng trong cách làm mèn mén. Ngô sau khi lấy ở nương về sẽ được phơi khô, tách hạt, loại bỏ những hạt mốc, thối. Giữ lại những hạt căng, mẩy để xay. Người Mông ở Tây Bắc thường xay thủ công bằng cối đá để làm mèn mén chứ không xay bằng máy công nghiệp. Khi xay bằng cối đá, người ta dễ điều chỉnh để kích thước hạt mèn mén không quá vụn cũng không quá to. Nếu hạt vụn như cám hay hạt quá to thì mèn mén mất đi độ ngon và hương vị đặc trưng.

Sau đó sơ chế nguyên liệu. Một trong những bước không thể thiếu trong cách làm mèn mén là sơ chế nguyên liệu. Khâu này làm không đúng thì mèn mén sẽ có mùi cám ngô hoặc không chín, khi ăn sẽ rất khó ăn.

Ngô sau khi được xay vỡ  phải dùng sàng, nia để loại bỏ cám, mày ngô và giữ lại hạt vàng. Các hạt mèn mén còn lại sẽ dùng nước trộn đều để nước ngấm dần vào trước khi đồ.  Đây là bước không thể thiếu trong cách làm mèn mén. Cách làm mèn mén ngon là phải biết cách chêm nước để ủ hạt mèn mén trong khoảng 5 phút trước khi đồ. Vì thế, để đảm bảo không bị quá tay bạn hãy cho từng ít một cho đến khi các hạt đều ướt và dính vào nhau.

Tiếp theo đó là tiến hành đồ mèn mén. Cách làm mèn mén ngon nhất là phải đồ 2 lần. Cũng giống như món xôi nếp nương ở Tây Bắc, đồ 2 lần để món ăn thêm đậm đà.

Mèn mén sau khi trộn nước được cho vào chõ để đồ lần 1. Dụng cụ để đồ mèn mén là một chiếc chảo lớn để chỗ mèn mén được hấp hơi nhiều nhất. Đặc biệt, bếp lửa phải được duy trì thường xuyên với mức nhiệt cao. Nếu dùng ngô non, thời gian hấp trên bếp lần 1 sẽ ngắn hơn. Với người chưa có kinh nghiệm, hãy đảo thường xuyên chõ mèn mén khi nước sôi để hơi được bốc lên đồng đều, mèn mén chín đều và không bị nhão phía dưới.

Còn đối với ngô già, cần hấp lâu hơn chừng 15 phút.  Sau đó, bột được đổ mèn mén đồ lần 1 ra mẹt, để nguội bớt sẽ được đem đi vò cho tơi. Lúc này, cần cho thêm lượng nước vừa đủ vào bột đã hấp rồi trộn đều tay. Mèn mén ngon nhất định bạn không được để bị vón cục. Khi thấy mèn mén tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai. Lượng nước trong chảo, lượng lửa tương tự như lần 1. Đây chính là bí quyết bạn cần trang bị cho cách làm mèn mén chuẩn vị nhất.

Mèn mén có thể ăn cùng cơm hoặc cùng muối ớt. Nếu bạn từng đến các phiên chợ vùng cao, bạn sẽ thấy người Mông ăn mèn mén kèm muối ớt hoặc với món tào phớ. Vị bùi bùi của ngô già nấu chín, vị mặn cay của muối ớt hay thanh mát của tào phớ hòa quyện với nhau rất hấp dẫn.

Phúc Nguyên

Tags:

Bài viết khác

Cá kho quả chay – tinh hoa ẩm thực dân gian

Bằng vị chua thanh tự nhiên, quả chay không chỉ làm dậy hương vị món cá kho truyền thống mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe. Trong thời hiện đại, khi xu hướng ẩm thực lành mạnh lên ngôi, món cá kho quả chay càng được nhiều người ưa chuộng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hương vị và công năng.

Cà bát muối nén - Món ăn truyền thống của làng Khương Hạ

Những miếng cà trắng ngà, mặn chát, nhưng ngấu lên rồi thì giòn tan, ăn cơm mùa hè mà có nó cùng đĩa rau muống luộc đánh dấm me (hoặc sấu) thì chưa tới môi đã trôi tận ruột.

Bún cá Châu Đốc – Đặc sản miền sông nước An Giang

Có những món ăn không chỉ là đặc sản, mà còn là linh hồn của một vùng đất. Với An Giang thì bún cá Châu Đốc chính là món ăn mang đầy bản sắc vùng sông nước miền Tây. Một lần đến với Châu Đốc, ngồi giữa một quán nhỏ ven đường hay nơi chợ quê rộn ràng tiếng rao, húp một muỗng nước lèo vàng óng thơm mùi ngải bún và nghệ tươi, là như thể chạm tay vào hương vị của miền Tây vùng song nước.

Nem rán – Tinh hoa ẩm thực Việt

Không biết từ bao giờ, món nem rán (phía Nam gọi là chả giò) đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Việt, là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp, hay bữa cơm sum vầy của mỗi gia đình.

Bánh canh Long Hương – Thương hiệu đặc sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà du khách luôn ghé ăn khi đến thăm thành phố này.

Bún nước lèo Trà Vinh – ẩm thực giao thoa ba dân tộc

Về Trà Vinh – mảnh đất nằm giữa lòng đồng bằng sông Cửu Long – là về với những bóng dừa nghiêng soi xuống dòng kênh xanh ngắt, là về với tiếng chùa chậm rãi ngân vang giữa trưa nắng, và đặc biệt là về với hương vị đậm đà không thể lẫn vào đâu của bún nước lèo Trà Vinh – món ăn mang trong mình câu chuyện văn hóa, hồn cốt của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng sinh trên vùng đất này.

Bánh Nhãn – Hương vị quê nhà

Nhắc đến ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh nhãn Nam Định – đặc sản của vùng quê Hải Hậu – là món ngon khó quên. Dù mang tên loài quả, bánh không làm từ trái cây, mà chỉ bởi hình dáng nhỏ xinh, tròn trịa, vàng ruộm như những quả nhãn chín.

Trám xanh kho cá – Hương vị núi rừng Tây Bắc

Trám xanh, hay còn gọi là trám trắng, trám rừng, là món quà quý giá của núi rừng Tây Bắc. Mùa trám về độ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch, khi những chùm quả thon dài, hai đầu tù, đong đưa trên cành chín vàng, tự khẽ rụng xuống mặt đất âm thầm như một lời thì thầm của rừng. Quả trám tươi có vị chua chát, chẳng dễ ăn, nhưng khi quyện cùng thịt hay cá lại hóa thành món ăn dân dã, mê hoặc lòng người.
Top