banner 728x90

Đừng xúc phạm tôn giáo người khác!

28/03/2024 Lượt xem: 2424

Là một người Phật tử, đối với chúng tôi Đức Phật là niềm cung kính tuyệt đối. Tôi tin các bạn theo tôn giáo khác cũng cung kính Đấng giáo chủ của họ như vậy.

Với những người có tôn giáo như chúng tôi, việc sử dụng các kính ngữ (Đức, Đấng, Bậc, Ngài) hay viết hoa tên gọi đã trở thành một nét đẹp trong đức tin.

Việc phê bình các hình thức sinh hoạt tôn giáo và các biến tướng của nó là cần thiết.

Nhưng cách thực hành lễ lạy, cầu nguyện của họ không nên xúc phạm. Và càng không nên đụng chạm đến các vị giáo chủ của họ.

Để thì hòn đất, cất thì ông Bụt. Việc kính hay không ở hành vi để và cất. Người Phật tử lễ cục đất (Phật) cũng là giữ lễ cho chính hành vi tôn kính của mình.

Khổng Tử nói: “giữ mình theo lễ là làm người” (khắc kỷ phục lễ vi nhân).

Cũng như vậy không ai giẫm đạp lên đồng tiền mình đang tiêu và càng không thể giẫm lên lá cờ tổ quốc, dù chất liệu của nó cũng chỉ là giấy và vải.

Về hình thức, họ cầu Chúa hay lễ Phật cũng chẳng khác mọi người lễ di ảnh, đĩa xôi, con gà trên ban thờ tổ tiên nhà mình.

Về mặt nào đó cái lễ của họ dễ nhìn hơn cách người ta si mê rượu, thuốc, cờ bạc, bay lắc vũ trường…

Xã hội này chỉ sợ không còn chỗ thiêng cho người ta tôn kính lễ bái cầu nguyện mà thôi.

Tôi thấy một số KOLs mà tôi từng quý mến vướng vào lối suy luận mà tôi cho rằng nó không thỏa.

Lối suy luận như sau: Phật, Chúa (được cho là) có quyền năng vô biên trong sáng tạo, trong nắm giữ sinh tử của con người.

Họ nêu ra quan điểm này theo cách “dựng người rơm” lên, trích dẫn bơm thổi cho nó quyền năng, phép lạ.

Xong, liền sau đó họ đặt vấn đề, tại sao bệnh dịch xảy ra, cái chết xảy ra, những Đấng bậc kia họ trốn đâu mất, rõ ràng họ bó tay thúc thủ trước cái chết.

Và chưa để ai trả lời, họ kết luận luôn, đám người kia u mê chứ Chúa, Phật chẳng có quyền năng gì cả, họ cũng là con người mà thôi.

Lúc này họ hả hê hạ người rơm xuống cho bằng mình, và bắt đầu nói những câu về giáo chủ người khác như ông ta, ông ấy bằng một giọng châm biếm, giễu cợt.

Về mặt lập luận đó là ngụy biện, về mặt tình cảm con người đó là gieo mầm chia rẽ giữa người có tôn giáo và không tôn giáo.

Cách lập luận như trên không khác gì cách nói tại sao Hai Bà Trưng không dùng xe tăng mà phải cưỡi voi đánh giặc.

Đối với các nhân vật lịch sử cũng như các dữ liệu có trong đó (còn sót lại) nên giữ đúng nguyên tắc cái gì họ nói nhiều, nói đầy đủ thì đừng cắt xén trích riêng không đủ ý để phục vụ cho lập luận của mình. Cái gì họ không nói, nói ít, không nói hết thì đừng tuỳ tiện thêm vào. Đó cũng là thái độ trung thực và tôn trọng lịch sử.

Việc Chúa có thật hay không, tôi tin  có Chúa Giê Su và không lạm bàn thêm. Còn Đức Phật của chúng tôi có Tam thân (Ứng thân, Báo thân và Pháp thân) nên chúng tôi thấy Phật có trong tất cả mọi chúng sinh từ cỏ cây, sông biển, đất đá đến con người dù Ngài đã nhập Niết-bàn hơn 25 thế kỷ rồi.

Bảo vệ mỗi chúng sinh ấy cũng là giữ gìn thân Phật. Ai làm thân Phật chảy máu thì chính người ấy đau thôi!

Tags:

Bài viết khác

Chùa Hang – Nơi Phật giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo các tài liệu nghiên cứu thì chùa được một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc (có tài liệu ghi là người Ấn Độ) đã đến cư trú tại hang và mở chùa này vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.
Top