banner 728x90

BÀI 2: PHÚ MỸ XƯA VÀ NAY

27/04/2024 Lượt xem: 2569

           Năm 1917, tỉnh Bà Rịa có 5 tổng (người) Việt, 2 tổng (người) Thượng. Tổng An Phú Hạ và An Phú Thượng được chia ba thành An Phú Hạ, An Phú Thượng và An Phú Tân (phần đất được tách ra chủ yếu từ An Phú Hạ). An Phú Tân, như tên gọi của nó là “đất mới” gồm chủ yếu các làng thuộc vùng đất Tân Thành ngày nay: Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Phước Hội, Phước Thạnh, Thạnh An và hai làng Bà Trao, Núi Nứa (nay là xã Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu), Long Hương (Bà Rịa). 

          Địa bàn các xã Tóc Tiên, Sông Xoài, Châu Pha, Hắc Dịch thuộc buôn Hích Dịch của tổng Cơ Trạch (tổng người Thượng). Cho đến những năm 20 của thế kỷ 20, trên địa bàn huyện Tân Thành ngày nay đã định hình địa danh 7 xã từ Bắc xuống Nam gồm Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Phú Thạnh, Thạnh An, Phước Hòa, Phước Hội và Hội Bài.

          Năm 1930, thực dân Pháp sắp xếp lại các đơn vị hành chính, tỉnh Bà Rịa có hai quận là Long Điền, Đất Đỏ (tồn tại đến 1953). Vùng đất Phú Mỹ thuộc quận Long Điền.

        Sau cách mạng tháng 8/1945, khi chính quyền về tay nhân dân, lúc đầu địa bàn Phú Mỹ ngày nay thuộc quận Long Điền. Tháng 12/1945, Xứ ủy Nam bộ quyết định sáp nhập hai tỉnh Cấp (Cap Saint Jacques) và tỉnh Bà Rịa, vùng đất Phú Mỹ được đặt thuộc quận Vũng Tàu, từ năm 1949 đổi thành huyện Vũng Tàu.

          Từ năm 1945 đến năm 1954 ranh giới và tên gọi các xã trên địa bàn Phú Mỹ có điều chỉnh và nhiều lần thay đổi. Năm 1946, hai xã Phú Thạnh và Mỹ Xuân hợp nhất thành xã Phú Mỹ (nay là phường Phú Mỹ, thuộc thị xã Phú Mỹ). Ấp Long Xuân thuộc Long Hương được tách ra, nâng lên thành một xã (sau nhập với xã Phước Hòa thành xã Long Xuân).

          Năm 1948, sau nhiều trận càn quét và tàn sát dã man của thực dân Pháp tại khu vực lộ 2, phần lớn đồng bào dân tộc Châuro ở La Vân tản cư về Hắc Dịch. Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh quyết định sáp nhập làng La Vân vào làng Hắc Dịch.

          Sau khi giải phóng hoàn toàn lộ 15, năm 1949, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh điều chỉnh lại địa giới, nhập các xã Hội Thạnh, Hội Bài A, Hội Bài B thành xã Đoàn Kết; nhập các xã Bàn Thạch, Phước Tân và Phước Long thành xã Tân Thành; nhập hai xã Long Xuân và Phước Hòa thành Xuân Hòa.

 

Bà Rịa Vũng Tàu năm 1920     

          Trong kháng chiến chống Mỹ, địa bàn Phú Mỹ thuộc về huyện Châu Thành, rồi huyện Châu Đức. Đây là thời kỳ chiến tranh ác liệt, cư dân sinh sống trên địa bàn Tân Thành không đông, chủ yếu là dân di cư, tập trung ven lộ 15 thuộc xã Phú Mỹ và xã Phước Hòa.

          Dưới chế độ Mỹ - ngụy, từ năm 1964, địa bàn Phú Mỹ thuộc quận Long Lễ và quận Đức Thạnh, nhưng chỉ có ba xã Phú Mỹ, Phước Hòa thuộc quận Long Lễ còn Hắc Dịch thuộc quận Đức Thạnh. Theo thống kê năm 1970, ba xã trên có diện tích là 335,2km2 (tương đương diện tích cả thị xã Phú hiện nay), dân số trên 8 ngàn người; trong đó xã Phú Mỹ có diện tích 121,3 kmvới dân số 1.699 người, xã Phước Hòa có diện tích 101 km2  với dân số 6.117 người, xã Hắc Dịch có diện tích 112,9 km2.

          Năm 1976, địa bàn Phú Mỹ thuộc huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai, đến tháng 9/1991 là huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (đến tháng 6 năm 1994).

          Quyết định số 192, ngày 08-12-1982, của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chia xã Phú Mỹ huyện Châu Thành thành hai xã Phú Mỹ và Mỹ Xuân, chia xã Phước Hòa làm hai xã Phước Hòa và Hội Bài, lập xã kinh tế mới Châu Pha gồm một phần đất của hai xã Hắc Dịch và xã Long Hương (Bà Rịa), nhập hai ấp thuộc xã Kim Hải và Phước Hòa vào xã Long Hương, nhập ấp Trảng Lớn thuộc xã Phú Mỹ vào xã Hắc Dịch.

          Căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19-6-1993, huyện Châu Thành có 1 thị trấn và 18 xã (mã số từ 510201 đến 510219). Trên địa bàn thị xã Phú Mỹ bấy giờ có 6 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa và Hội Bài.

Bà Rịa Vũng Tàu xưa

          Từ tháng 6 năm 1994, huyện Tân Thành được thành lập (nay đổi tên thành thị xã Phú Mỹ), do điều kiện phát triển dân cư và sự mở rộng địa bàn, các xã mới lần lượt được hình thành và ổn định như hiện nay. Xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ, trung tâm hành chính của huyện. Xã Châu Pha tách thành hai xã Châu Pha và Tóc Tiên. Xã Hắc Dịch tách thành hai xã Hắc Dịch và Sông Xoài.

          Địa danh Tân Thành lần đầu tiên xuất hiện do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bà Rịa quyết định vào năm 1949, do sự sáp nhập các xã Bàn Thạch, Phước Tấn và Phước Long và mang tên mới là xã Tân Thành. Xã Tân Thành khi đó có các ấp: Ông Trịnh, Phước Tân (Rạch Nghệ), Phước Long (gần ngã tư Hội Bài). Địa bàn xã Tân Thành kéo dài từ ấp Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ đến địa giới ấp Hải Sơn - Phước Lộc, xã Phước Hòa ngày nay. Dân số xã Tân Thành khi đó khoảng 60 hộ, trên dưới 20 khẩu. Xã Tân Thành ở vào vị trí trung tâm của huyện Tân Thành ngày nay, đồng thời cũng là trung tâm của các xã vùng lộ 15 thời kháng chiến, nơi đặt trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Vũng Tàu để lãnh đạo cuộc kháng chiến trong toàn huyện. Các trảng lớn ở xã Tân Thành là thao trường để luyện quân, tổ chức mít tinh của huyện và của tỉnh.

(còn nữa…..)

Đào Quốc Thịnh (biên soạn)

Tags:

Bài viết khác

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Hình tượng ‘Lưỡng long chầu nguyệt’ trong văn hóa Việt

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc Phật giáo Bắc tông nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh an yên giữa lòng Sài Gòn tấp nập.

Linh vật trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Linh vật được sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý niệm và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng; góp phần quan trọng phản ánh diễn trình phát triển của nghệ thuật thuật tạo hình Việt Nam.

Chantarangsay: ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Chantarangsay hay còn có tên gọi khác là chùa Candaransi, tọa lạc tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.
Top