banner 728x90

Bài 1: Họ Phùng ở Thạch Đà

14/04/2024 Lượt xem: 3762

Họ Phùng ở Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội xưa gọi là Kẻ Đợ (xã Hoa Đà, huyện Chu Diên, Bộ Văn Lang) thuộc vùng đất Việt cổ địa linh nhân kiệt gắn liền với quê hương Hai Bà Trưng, hai người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, trở thành biểu tượng cho sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Cùng với Di chỉ Thành Dền, các Vua Hùng dựng nước, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Họ Phùng đông đúc và thành đạt hơn cả, trong đó có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tướng Phùng Quang Thanh…

Theo Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư thì họ Phùng có từ thời Hùng Vương ở trại Bác Lãm, thành Long Biên (nay làng Bắc Lãm, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) có mộ và miếu thờ các Đức Vua Hùng. Đại tướng quân Phùng Lực Đại Vương triều Vua Hùng Duệ Vương thứ 18 – Ngài là con cụ Phùng Văn Đăng và Lưu Thị Tuấn ở làng Thung Xá, huyện Đông Yên, Phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam (cùng quê với Chử Đồng Tử chồng công chúa Tiên Dung trong Tứ Bất Tử của người Lạc Việt). Phùng Đại Lực kết nghĩa anh em với Đức Tản Viên Sơn Thánh là hai bộ tướng giúp Vua Hùng Duệ Vương xây dựng và bảo vệ nước Văn Lang. Cả ba sau này cùng thăng thiên hóa sinh vào cõi bất diệt (giờ Thìn ngày mùng 5 tháng chạp) được phong thần hiệu “Đại Lực Hộ Quốc Linh Ứng Thánh Thần Tiền Liệt Đại Vương”, nay ở thôn Nhân Giá, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng có Miếu Cả thờ ngài; hội làng Nhân Giá diễn ra từ ngày mùng 9 đến 12 tháng 3 và coi ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày sinh của Thần.

Nữ Nội thị Tướng Quân Trung Lương Tướng họ Phùng thời Hai Bà Trưng là Phùng Thị Chính con cụ Phùng Văn Bổng và cụ Hùng Thị Tuyết (dòng dõi Vua Hùng). Cha mẹ mất được Đức bà Man Thiện thân mẫu của hai chị em Bà Trưng nuôi dạy. Trưởng thành Phùng Thị Chính kết duyên cùng Đinh Lượng (là người thân cận với gia đình chồng bà Trưng Trắc).

Trong buổi đầu cuộc khời nghĩa Hai Bà Trưng, Phùng Thị Chính (khi đó mang thai) được Hai Bà Trưng cử đi dò xét tình hình và bố trí lực lượng của giặc Hán trong thành do Thái thú Tô Định chiếm giữ. Vốn là người kiên trung, gan dạ và mưu trí, bà thường cải trang làm người ăn xin rách rưới để ra vào thành, nhanh chóng nắm vững đường đi lối lại cùng binh tình, đồn sở và bố trí lực lượng của giặc Hán. Nhờ vậy nghĩa quân đã nhanh chóng đánh hạ được thành trì của tên Thái thú Tô Định và nhanh chóng giải phóng thu hồi được 65 thành trì lập ra quốc gia mới Kinh đô đóng tại Mê Linh tự phong là Trưng Nữ Vương. Ba năm sau Mã Viện cầm quân sang xâm lược, nữ tướng quả cảm Phùng Thị Chính cùng Hai Bà Trưng chiến đấu anh dũng được nghĩa quân tôn kính gọi là Nữ Cừ Súy. Sau khi Hai Bà Trưng hy sinh, bà cùng sáu nữ binh thân tín lui về ẩn, tướng giặc là Hồ Điền dò biết tìm cách ép bà phải làm tỳ thiếp, nhưng bà kiên cường giữ lòng trung với nước đã ra sông trẫm mình (ngày 6 tháng 9 âm lịch). Bà được thờ làm Thành Hoàng làng (Tuấn Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội), có mộ chí và thờ Thành hoàng làng (Thượng Lãm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội), có sắc chỉ “Phùng Thị Chính- Nội Thị Tướng Quân Trung Lương Tướng Trung Đẳng Thần Linh vị”.

Sau thời Hai Bà Trưng dòng họ Phùng còn sinh dưỡng những người con có tên tuổi sáng ngời như: Hữu Tướng Quân Phùng Thanh Hòa danh tướng của Lý Nam Đế (546); Đức ngài Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (791); Đức ngài Phùng Tá Chu (?-1241); Đức ngài Phùng Khắc Khoan (1528-1613)…

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Mê Linh gắn với thời đại các Vua Hùng dựng nước, là địa bàn cư trú của các Lạc tướng, Lạc hầu dòng dõi Vua Hùng. Vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ này nơi giao thoa văn hóa giữa các tỉnh lân cận với Kinh đô Thăng Long.

Di chỉ khảo cổ học Thành Dền, Gò Dền ở xã Tự Lập (phát hiện 1970) có nhiều hiện vật phong phú (đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, khuôn đúc hàng trăm cục sỉ đồng - Trung tâm luyện đúc đồng quan trọng thời kỳ tiền Hùng Vương diện mạo văn hóa Đồng Đậu của Việt Nam). Toàn huyện có 179 di tích (1 Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, 27 Di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 51 Di tích xếp hạng cấp tỉnh, Thành phố). Các Di tích lưu dấu ấn chạm trổ tinh sảo, cách điệu dân gian đặc sắc như: Rồng phun nước, cá vượt vũ môn, các đề tài “tứ linh”, “tứ quý”, hình đầu rồng hổ phù râu, vây uốn, lượn mền mại kiêng bong.. Sông Cà Lồ (ranh giới Mê Linh và Bình Xuyên Vĩnh Phúc) gắn cuộc khởi nghĩa Lý Bôn có rất nhiều di tích thờ Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Trương Hống, Trương Hát,Trương Lừng và các Nữ Tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng.

Toàn huyện có 15 tiến sĩ Nho học, 12 danh nhân triều Lê tiêu biểu Đỗ Nhuận (tiến sĩ năm 1446 lúc 20 tuổi làm quan đến chức Thượng Thư Tao Đàn Phó Nguyên Súy), Bùi Phỉ (Yên Lão Thị), Tạ Tài (Lâm Hộ). Mê Linh là cái nôi của nền văn hóa Văn Lang với dòng sông Hồng uốn khúc bao bọc, quê hương của truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất suốt các thời kỳ lịch sử.

Mê Linh tự hào là vùng đất sinh ra bao người con ưu tú đã thành danh trong sự nghiệp khoa cử, những tiến sĩ, bậc danh Nho tài đức, là những vị quan chủ chốt trong triều đình phong kiến mà lịch sử muôn đời vẫn lưu danh. Mê linh có nhiều Di tích lịch sử cách mạng (An toàn khu, nơi sơ tán của các cơ quan Đảng, Nhà nước, nơi diễn ra các chiến dịch, trận đánh vang dội, trụ sở hoạt động bí mật của các chiến sỹ cách mạng tiền bối (đồng chí Trường Chinh về phổ biến Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng, xưởng in Tiến Bộ in Lệnh Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945). Lễ hội Hai Bà Trưng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; làn điệu chèo cổ “Xa Mạc” do dân thôn Xa Mạc xã Liên Mạc sáng tạo, bảo tồn và phát triển với những âm sắc riêng của vùng quê lúa nước ở châu thổ sông Hồng…

Đền Thạch Đà (Đền Bà) thờ Tam vị Đức Thánh Bà là Nàng Ả, Nàng Lã và Nàng Mỵ (Ả Nương, Lã Nương, Mỵ Nương). Đền có từ thời đầu Công nguyên thờ 3 vị Nữ thần tướng dòng dõi Hùng Vương giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định. Ban đầu làm bằng gỗ lợp lá gồi nằm cạnh triền đê sông Hồng, sau được dân thôn tôn tạo, đến thế kỷ XIX được mở rộng, xây dựng bề thế, kiến trúc đẹp. Hiện nay ngôi đền được Công ty Cổ phần Him Lam phát tâm công đức, có sự trợ giúp của nguyên Đại tướng Phùng Quang Thanh, ngôi đền đã được trùng tu tôn tạo trên nền đất cũ khang trang, to đẹp hơn, phù hợp với tâm nguyện của nhân dân với tổng diện tích trên 5000m2.

Xưa đầu ngôi Đền phía tây có hai cây gạo tuổi đời đến 500 năm (dân gian vẫn gọi là cây gạo đại vương). Hai cây cổ thụ này như là một biểu tượng của Thạch Đà qua câu thơ cổ

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Kẻ Đợ với anh thì về

Kẻ Đợ cây gạo bồ đề

Có sông Hồng thắm có nghề tằm tơ”.

Đình Thạch Đà thuộc thôn Một, có hồ bán nguyêt thả sen, súng hoa nở 4 mùa đậm màu dân dã. Đình thờ tướng quân Chu Đài, người có công lớn chống giặc Ngô thế kỷ thứ III. Hiện trong đình còn đôi câu đối cổ ca ngợi uy lực, danh tiếng của ông bằng chữ Hán:

 “Văn võ toàn tài từng trấn giữ phương Nam phương Bắc

Uy lực danh tiếng từ xưa đến nay như đá vàng”.

Ngày hội làng cũng là ngày giỗ Thành Hoàng làng (ngày mùng 10 tháng 8 âm lịch). Dân làng tổ chức tế lễ rất long trọng để tưỏng nhớ công lao của bậc tiên liệt đã anh dũng hy sinh vì dân, vì nước và cầu cho quốc thái dân an. Hội làng có nhiều trò chơi dân gian, nhưng đông vui và hấp dẫn nhất vẫn là “Hội Cướp bông”, cây bông làm bằng tre (được chọn lựa kỹ càng, nam giới được làm cây bông tuổi đời phải từ 60 trở lên, gia đình song toàn, đề huề, mẫu mực, hạnh phúc).

Tre phải là tre bánh tẻ, tròn đều, mỡ màng, thịt trắng (biểu tượng sự trinh trắng, thanh khiết).Người vót bông khéo léo lột sợi bông cuốn thành 5 nụ bông đẹp. Cây bông sau khi hoàn thành được 5 đôi nam thanh nữ tú, chưa vợ chưa chồng rước vào trong đình. Tế lễ xong đến phần hội thì rước cây bông ra trước ao đình. Trai tráng các tích đóng khố, cởi trần tổ chức thành đội, mỗi đội 10 người đứng xếp hàng trên bờ. Khi có hiệu lệnh, cây bông được ném xuống ao đình, trai tráng của các đội lao xuống cướp. Đội nào cướp được mang về đích của mình thì giành chiến thắng. Trò chơi “Cướp bông” được đông đảo người xem tán thưởng, reo hò, động viên rất vui. Năm 2009 đình được tu bổ khang trang hơn và tổ chức gắn biển công trình chào mừng Đại lễ hội 1000 năm Thăng long – Hà Nội. Đã có câu ca dao cổ:

 “Đi đâu mà chẳng biết ta

Ta là Kẻ Đợ nếp nhà bán buôn

Đình Đợ cướp bông tre nguồn

Mùng mười tháng Tám muôn người ghé thăm”.

 Rất tiếc “Hội Cướp bông” giờ bị mai một không được duy trì nữa.

Chùa Quang Lộc Thạch Đà còn gọi là chùa Cả, tọa lạc trên khu đất cao ráo thuộc địa bàn thôn Một, phía sau là cánh đồng ruộng mênh mông, quang đãng, đẹp đẽ. Chùa xây dựng từ thế kỷ XV thời Lê Sơ. Do chiến tranh ngôi chùa cổ bị phá hủy, năm 2007 chùa được chính quyền cho phép phục dựng lại rộng hơn 3300m2, ngày nay ngôi chùa càng thanh tịnh, đón nhận, rộng mở tấm lòng từ bi hỷ xả của nhân dân và thập phương tới chiêm bái lễ Phật.

Thạch Đà còn có chùa Linh Cảnh (tức là chùa Bụt Mọc) ở thôn Hai, chùa nằm khiêm nhường kín đáo ẩn dưới tán cây cổ thụ. Cảnh chùa yên tĩnh, thanh tịnh, rất thích hợp cho những Phật tử muốn đến chốn cửa Thiền để tụng kinh niệm Phật, giải thoát khỏi những căng thẳng sau những ngày vật lộn với cuộc mưu sinh. Cạnh chùa có nhà thờ Chúa Giê Su (nhóm dân cư nhỏ) luôn giữ tốt đời đẹp đạo, lương giáo đoàn kết – Tạo bức tranh của làng quê Kẻ Đợ quê hương luôn là nỗi niềm day dứt thường trực trong ký ức mỗi người con xa quê - Ẩn náu sâu thẳm trong cõi lòng khi nó bỗng dâng trào trong trái tim thổn thức nơi hương đồng gió nội “Cây đa giếng nước mái đình” thôn dã Thạch Đà yêu dấu.

Xưa thường gọi là Kẻ Đợ (trên bến dưới thuyền) có “chợ Đợ” họp thường nhật theo phiên ngày (2,4,7,8,10..âm lịch). Do nằm cạnh sông Hồng, nơi giao thương buôn bán thuận lợi, thuyền bè trở lâm thổ sản ngược xuôi về kinh kỳ. Bến đò Đợ xưa thuyền bè đỗ san sát trao đổi buôn bán thương mại tấp nập đông vui. Sau sông Hồng chuyển dòng (những năm 40 thế kỷ trước) – Bến Đò Đợ thôi hoạt động. Làng Đợ xưa trước Cách mạng tháng Tám có nghề trồng thầu dầu, ép dầu, nuôi tằm, kéo kén (bãi phù sa trồng dâu nuôi tằm và làm hàng ngài). Thời gian lùi xa các nghề cũ bị mai một, hiện nay dân Thạch Đà phát triền làm nghề thợ mộc, thợ xây, thợ nề, buôn bán thương mại là chủ yếu. Dân quanh vùng vẫn gọi “Xã quanh năm vắng bóng đàn ông” vì chỉ mấy ngày Tết Nguyên Đán mới có “hơi” đàn ông trong nhà, vì từ sau mùng 3 Tết, cánh mày râu trong xã đã phải bịn rịn chia tay vợ con, tấp tểnh ra đi làm ăn khắp bốn phương (nghề nông làm ruộng đều giao cho phụ nữ).

(còn nữa…)

Tác giả Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Lẫm An Nghiệp (Phú Yên) - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Tọa lạc tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), lẫm An Nghiệp từ lâu được biết đến là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam

Đây là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Bí ẩn về cách xây dựng kim tự tháp cuối cùng đã được giải đáp?

Chính xác thì các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập được xây dựng như thế nào bởi các kỹ sư đầu tiên của thế giới văn minh? Đây là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua.

10 nguyên tắc cốt lõi trong việc trùng tu di tích

Để trùng tu di tích, một công trình kiến trúc lịch sử cần tuân thủ 10 nguyên tắc cốt lõi sau: Hãy cố gắng hết sức để sử dụng tòa nhà (công trình kiến trúc) cho mục đích ban đầu của nó, khi có thể....

Vẻ đẹp thanh tịnh của di tích quốc gia kiến trúc cổ ở Thái Bình

Có vị trí ngay gần quốc lộ 10, di tích quốc gia ở Thái Bình mang vẻ đẹp thanh tịnh cùng nhiều hạng mục kiến trúc cổ kính.

Đình Thượng – Điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc

Miền đất sơn thủy hữu tình xã Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) có một di tích lịch sử, địa điểm văn hóa du lịch tâm linh không thể bỏ qua, đó là đình Thượng.

Bài 12: Phú Mỹ ngày nay đã trở thành đô thị cảng biển, công nghiệp hiện đại

Thị xã Phú Mỹ là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi có tuyến đường quốc lộ 51 và con sông Thị Vải chạy dọc, nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Bài 11: Phú Mỹ xưa và nay

Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn Phú Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của, trực tiếp tham gia chiến đấu và che chở nghĩa quân kháng chiến. Điều đó phần nào nói lên sự đoàn kết chiến đấu ngoan cường, quyết không cho kẻ thù xâm lược tấc đất cha ông của quân dân Bà Rịa-Vũng Tàu.
Top