Giới thiệu chung
Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng, di sản văn hóa: vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu nâng cao giá trị văn hóa tín ngưỡng trong đời sống nhân dân. Tư vấn quy hoạch và xây dựng cơ sở dữ liệu về các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng của các địa phương. Tư vấn xây dựng các điểm giao lưu văn hóa tín ngưỡng, danh lam, thắng cảnh, thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh. Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo nâng cao kiến thức về văn hóa tín ngưỡng, giúp tìm hiểu về phong tục tập quán, các tín ngưỡng vùng miền tại các địa phương trong cả nước…
Ngoài ra còn phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện các nhiệm vụ của viện, tham gia các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tư vấn quy hoạch xây dựng, trùng tu, bảo dưỡng, tôn tạo, bảo tồn các di tích theo đúng quy định của nhà nước. Biên soạn, xuất bản, sách, báo, các tác phẩm văn học nghệ thuật về văn hóa tín ngưỡng.
Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Di sản Văn hóa; Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các quy định pháp luật khác. Là nơi hội tụ của nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu lịch sử, các nhà lãnh đạo, nhà báo uy tín, các chức sắc, chức việc, tăng ni, Phật tử tâm huyết tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, cơ sở thờ tự và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam rất mong nhận được sự hợp tác, ủng hộ của quý vị và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở thờ tự, trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Xin trân trọng kính chào.
TM BAN BIÊN TẬP
Nhà báo Đào Quốc Thịnh
THÔNG TIN CHUNG CỦA VIỆN
1.Tên tổ chức:
- Tên tổ chức: Viện Nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
- Tên đầy đủ bằng nước ngoài: Vietnam Institute For Research of Beliefs Culture .
- Tên viết tắt nước ngoài: VIC.
2. Trụ sở chính:
- Trụ sở chính: Số 745 đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng thường trực: Số 5-7 Trịnh Hoài Đức, P. Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 0988 222 236.
- Người đại diện theo pháp luật: Viện trưởng – Ông Trịnh Văn Khoa.
- Gmail: vanhoatinnguong.vn@gmail.com
3. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
- Địa chỉ: 109/17/10 Võ Thị Sáu, P.2, Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
- Điện thoại: 0909 386 909
- Email: quocthinhbrt@gmail.com, vanphongphianamvt@gmail.com
- Giám đốc Văn phòng Đại diện phía Nam: Nhà báo Đào Quốc Thịnh
- Q.Phó Giám đốc Văn phòng Đại diện phía Nam: Đinh Văn Quyết
- Website: vanhoatinnguong.vn
4. KHU VỰC MIỀN TRUNG
- Trưởng VP Đại điện tỉnh Khánh Hòa: Trần Thị Thu Hà
- Điện thoại: 0822 16 22 16
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam gồm:
- Viện Nghiên Cứu văn hoá tín ngưỡng Việt Nam gồm có: 01 Viện Trưởng, có từ 01 – 05 Phó Viện Trưởng và cán bộ chuyên môn theo yêu cầu công tác của Viện.
- Viện Trưởng do chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam bổ nhiệm. Các phó Viện trưởng do Chủ tịch Hội nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện Trưởng.
- Các trường hợp khác do Viện Trưởng quyết định: Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh; Trưởng, phó ban các đơn vị trực thuộc Viện.
- Viện có văn phòng/ phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn. Việc thành lập văn phòng/ phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn cũng như bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó trưởng các đơn vị này do Viện Trưởng quyết định
Nhân lực:
- Nhân lực của Viện bao gồm các cán bộ chính thức không thuộc biên chế Nhà nước, các cán bộ kiêm nhiệm và cộng tác viên tự nguyện tham gia hoạt động tại Viện. Người làm việc cho Viện được hưởng lương, phụ cấp và các lợi ích khác của Viện trên cơ sở hoàn thành khối lượng công việc được giao.
- Quyền hạn, nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị của Viện được quy định theo chi tiết trong Quy chế hoạt động của Viện và trong các điều khoản hợp đồng lao động do các bên tham gia thoả thuận ký kết.
- Cá nhân, đơn vị của Viện có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế hoạt động của Viện. Cá nhân, đơn vị nào vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại tài chính công, sẽ phải bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng tư vấn:

3. Hội đồng Khoa học:

Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu về văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tín ngưỡng, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nâng cao giá trị văn hoá tín ngưỡng trong đời sống nhân dân.
Tư vấn hỗ trợ các vấn đề: Văn hoá cổ truyền, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, cho các tập thể, cá nhân, tổ chức xã hội trong việc học tập, nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng từng vùng miền trên toàn quốc;
Hỗ trợ việc đào tạo nâng cao trình độ về văn hoá tín ngưỡng, giao lưu trao đổi kiến thức, giúp tìm hiểu về phong tục tập quán và các tín ngưỡng vùng miền tại các địa phương trong cả nước và các nước có hoạt động tín ngưỡng tương đồng.
Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng, bảo trợ, xây dựng cơ sở dữ liệu về các di tích lịch sử, về lịch sử văn hoá tín ngưỡng của các địa phương, tư vấn hỗ trợ các điểm giao lưu văn hoá tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh thành điểm đến du lịch văn hoá tâm linh, thực hiện các hình thức quảng bá và triển khai các toa, tuyến du lịch cho các du khách trong và ngoài nước;
Tổ chức các buổi toạ đàm hội thảo khoa học, các cuộc trình diễn, biểu diễn, tôn vinh, vinh danh, giao lưu văn hoá tín ngưỡng, triển lãm nghệ thuật, khuyến khích các hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng truyền thống, dân tộc, văn hoá vật thể, phi vật thể, văn hoá dân gian…
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch Hội và Nhà nước giao.
Ban nghiên cứu phật giáo
1. Chức năng:
- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tín ngưỡng, di sản văn hoá: (vật thể, phi vật thể) và chuẩn mực các hoạt động văn hoá tín ngưỡng, văn hoá dân gian, phong tục tập quán, nghi thức lễ hội truyền thống phù hợp với nền văn hoá, kinh tế, xã hội Việt Nam và Thế giới.
- Viện tập hợp những người hoạt động văn hoá tín ngưỡng, hướng dẫn tuyên truyền, đào tạo, định hướng theo các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người tham gia theo tinh thần tự nguyện, cầu thị và tiến bộ.
- Chuẩn hoá về tư cách đạo đức của người tham gia hoạt động văn hoá tín ngưỡng : Phân loại hoạt động, thống nhất các quy trình chuẩn mực trong thực hành phù hợp với từng địa phương, nhằm xây dựng nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Tổ chức các chương trình: giao lưu, tọa đàm, hội thảo, tôn vinh, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực: văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, văn hoá dân gian. Bồi dưỡng kiến thức, biên soạn, xuất bản, sách, báo, các ấn phẩm văn hóa nghệ thuật về tín ngưỡng;
- Tư vấn thực hành tín ngưỡng, các lễ hội, nghi lễ dân gian truyền thống, hạn chế lãng phí không làm ảnh hưởng tới môi trường và các di tích, di sản.
- Vận động, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền người tham gia để quảng bá văn hoá tín ngưỡng Việt Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập.
- Liên kết với các đối tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế về những nội dung liên quan đến việc thiếp lập quan hệ và hợp tác. Đàm phán, ký kết các văn bản làm việc, thỏa thuận với các đối tác về lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm.
2. Nhiệm vụ:
Chấp hành đúng các quy định của Pháp luật, Tổ chức hoạt động theo Điều lệ và Quy chế và hoạt động của Viện đã được phê duyệt . Không làm tổn hại đến an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
Tập hợp sức mạnh đoàn kết thành viên. Động viên nhiệt tình và khả năng tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của các thành viên, hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, chỉnh sửa những sai lệch, biến tướng để chấn hưng giá trị cốt lỗi văn hóa tín ngưỡng đã có, góp phần nâng cao sự hiểu biết trong nhân dân về văn hóa tín ngưỡng để vận dụng thực tế trong lao động sản xuất, trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức khen thưởng vinh danh hội viên kịp thời, chuẩn xác.
Thành lập website của Viện, xuất bản sách, báo, tạp chí, các tài liệu phổ biến kinh nghiệm, tiếp thu những tinh hoa hiện đại, giữ lại giá trị tinh hoa lịch sử, truyền thống yêu nước trong văn hóa tín ngưỡng, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Phổ biến, huấn luyện kiến thức, mở các lớp dạy, đặc biệt coi trọng việc truyền dạy trong tín ngưỡng nhằm phát huy bền vững nét đẹp, những giá trị truyền thống trong văn hóa tín ngưỡng. Quảng bá, hội nhập quốc tế định hướng xã hội theo quy định của Pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện.
- Đại diện cho thành viên tập hợp ý kiến, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của thành viên, đề nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ việc bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, tăng nét đẹp tinh hoa văn hóa nghệ thuật, nâng cao tính truyền thống yêu nước “ Uống nước nhớ nguồn”, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thành viên, hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ cho các thành viên trong quy hoạch xây dựng, trùng tu, bảo dưỡng, tôn tạo, bảo tồn các di tích theo đúng quy định của Nhà nước để phục vụ sinh hoạt, giao lưu Văn hóa Tín ngưỡng của cộng đồng, loại bỏ những hành vi vi phạm, sai lệch, biến tướng, trợ giúp thành viên trong việc bảo vệ quyền lợi khi có yêu cầu theo quy định của Pháp luật.
- Phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Viện theo luật định và điều lệ. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức, định hướng thành viên sống, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Trợ giúp việc tổ chức du lịch tâm linh gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, từng bước hình thành các điểm du lịch tại các di tích trong tín ngưỡng đặc trưng của mỗi vùng theo quy định của Nhà nước, địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam.
- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của Viện theo đúng quy định của Pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
-
3. Quyền hạn:
- Tuyên truyền mục đích tập hợp, đoàn kết các cá nhân, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các nhà quản lý, các nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng các cơ quan nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước về hoạt động quốc gia khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc;
- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của Pháp luật; góp phần tạo môi trường văn hóa tín ngưỡng bình đẳng, cải thiện đời sống văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực, du lịch tâm linh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân;
- Tham gia tuyên truyền giáo dục cho thành viên hiểu rõ chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa tín ngưỡng, đảm bảo không có sự biến tướng, mê tín, lãng phí, đồng thời nâng cao giá trị văn hóa, nâng cao đời sống của nhân dân. Có các biện pháp khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng các nghệ nhân, đặc biệt là các nghệ nhân cao tuổi nhằm tôn vinh các nghệ nhân tinh hoa mang đậm bản sắc nghệ thuật truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; tạo điều kiện và khuyến khích họ truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp cũng như bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc các lĩnh vực của Viện, tổ chức đào tạo theo đúng quy định của Pháp luật;
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Viện theo quy định của Pháp luật. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Viện và lĩnh vực hoạt động của Viện. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Viện.
- Thành lập các pháp nhân thuộc Viện theo quy định của Pháp luật.
- Được gây quỹ Viện trên cơ sở phí gia nhập của thành viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của Pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực Viện hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Viện về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Trung tâm thực hành tín ngưỡng dân gian