banner 728x90

Tác dụng bất ngờ của việc đi chân trần mỗi ngày

06/06/2024 Lượt xem: 2422

Lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận... Đi chân trần khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị, nhờ đó nâng cao sức khỏe.

Đi bộ chân trần trên sỏi đá rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Đi bộ nửa giờ mỗi ngày và những tác dụng bất ngờ

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết có đồng nghiệp của ông đã tỏ ra bất ngờ khi chứng kiến ở Trung Quốc, nhiều người đi tới đi lui, nhảy múa trên một đoạn đường rải đá.

Không hiểu được ý nghĩa của điều này, các nhà khoa học quốc tế khi trở về đã triển khai một cuộc nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 108 người tham gia đi chân trần trên đường sỏi, một nửa đi chân không hoàn toàn, một nửa đi tất. Mỗi ngày họ đi bộ nửa giờ trên đường sỏi.

Sau 16 tuần thí nghiệm, sức khỏe của các thành viên đều tốt lên, nhưng chỉ số y học tốt nhất thuộc về nhóm đi chân trần.

Nhóm thực nghiệm cho biết những người trên 60 tuổi mỗi năm nên đi mỗi ngày 30 phút chân đất trên sỏi đá trong thời gian tối thiểu 4 tháng (phải đi trên đường sỏi, chứ không phải là đường bê tông như ở các thành phố), đi bộ trên đường bê tông hoặc nền gạch đá hoa không đem lại nhiều kết quả.

Trả lời câu hỏi vì sao đi chân trần lại tốt cho sức khỏe? Lương y Hoàng Duy Tân cho biết theo Đông y, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận.

Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái phản ánh tình trạng sức khỏe của tim, lá lách, hậu môn, trĩ… Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải phản ánh gan, mật, ruột thừa.

Do đó, đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị, phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể - Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe. Đồng thời lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên sẽ có tác dụng massage hữu hiệu giúp lưu thông máu, tốt cho mạch máu và các mô liên kết gân và dây chằng.

Theo đó, việc đi chân trần mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng sau:

- Ngay trong vòng 1 giây: Giúp giải tỏa sự căng thẳng ngay lập tức, giảm bớt sự căng cơ và sóng não có sự dịch chuyển.

- Mỗi ngày 5 phút đi chân trần: Nội tạng của bạn sẽ thay đổi tích cực; Độ đặc máu giảm đi, tương tự như hiệu ứng của aspirin; Hệ tuần hoàn được cải thiện; Tăng lượng oxy trong máu; Huyết áp được cân bằng; Đường máu ổn định...

- Mỗi ngày 8 giờ đi chân trần (trong những trường hợp cần trị liệu):

. Các dấu hiệu loãng xương giảm rõ rệt.

. Chức năng tuyến giáp được cân bằng.

. Mức cortisol (căng thẳng) giảm xuống.

- Đi bộ bằng chân đất trong nhiều ngày.

. Dễ dàng thích nghi với sự thăng trầm trong cuộc sống.

. Các loại viêm và các loại bệnh liên quan tới viêm ít phát triển.

. Cơ thể phục hồi nhanh hơn từ căng thẳng thần kinh và chấn thương.

Các tác giả nghiên cứu kể trên cũng đánh giá liệu pháp đi chân trần trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.

Đi chân trần trong nhà cũng mang lại nhiều lợi ích (ảnh minh họa)

Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hằng ngày chúng ta đi chân trần trong nhà cũng rất tốt:

- Tăng cường sự cảm nhận và giữ thăng bằng: Mọi người có thể phát triển kỹ năng cảm nhận về cơ thể của chính mình và giữ thăng bằng bằng cách thường xuyên đi chân trần, điều này rất quan trọng cho sự ổn định và phối hợp. 

Đi chân trần giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ bị té ngã hoặc vấp ngã khi đi bộ.

- Cải thiện tư thế: Đi chân trần tác động lên chân, mắt cá chân và bàn chân theo cách khác với khi mang giày dép, giúp cải thiện sự liên kết và tư thế trên toàn cơ thể. Khi mang giày, người ta có thể không cảm nhận được toàn bộ chuyển động ở bàn chân, do đó tư thế có thể bị hạn chế.

- Tăng cường cơ bắp chân: Đi chân trần giúp tăng cường cơ bắp chân, và do đó cơ bắp khỏe hơn, giúp thúc đẩy tư thế và sự cân bằng tốt hơn cho toàn bộ cơ thể.

Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí nghiên cứu Gait & Posture cho thấy đi chân trần giúp cải thiện sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng của bàn chân, đồng thời giảm nguy cơ té ngã, nhất là người già.

- Giảm căng thẳng: Việc "tiếp đất" khi đi chân trần có những tác động tích cực đến sức khỏe. Đi chân trần giúp kích thích các đầu dây thần kinh ở bàn chân. Từ đó giúp giảm căng thẳng bằng áp lực liên tục và xoa bóp các dây thần kinh.

Theo nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí y khoa Journal of Inflammation Research, đi chân trần có thể cải thiện giấc ngủ và mức hormone chống căng thẳng cortisol, giảm đau, giảm căng thẳng, đồng thời tăng tốc độ chữa lành vết thương.

- Cải thiện lưu thông máu: Tờ Times of India trích dẫn nghiên cứu cho rằng đi chân trần tạo áp lực lên lòng bàn chân, giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe nói chung. Mát xa lòng bàn chân liên tục với mặt đất có thể cải thiện lưu thông máu ở chân.

Hà Linh

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top