banner 728x90

Phát hiện hòn đảo hoang sơ giữa biển Phú Yên mang cái tên lạ mà quen, được ví như "đảo hoang Robinson"

22/06/2024 Lượt xem: 2467

Nhắc đến du lịch biển Việt Nam, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay tới loạt cái tên nổi bật như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc. Song trong một vài năm trở lại đây, Phú Yên nổi lên như một cái tên mới, được nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng hay bãi cỏ xanh nơi có hoa vàng, ở Phú Yên còn có một hòn đảo được mệnh danh là "đảo hoang Robinson", mang cái tên vừa lạ lại vừa quen. Đó là Cù lao Mái Nhà. Sở dĩ được nhận xét có cái tên vừa lạ lại vừa quen đó là trước đây, nhiều du khách mới chỉ nghe đến Cù lao Chàm nổi tiếng ở Đà Nẵng, hay Cù lao Xanh, Cù lao Câu.

Cù lao Mái Nhà, hòn đảo được mệnh danh là "đảo hoang Robinson" ở Phú Yên (Ảnh Chu du)

Cù lao Mái Nhà là một hòn đảo nhỏ, diện tích chỉ hơn 1,2km2, cách Đầm Ô Loan hơn 4km và cách thành phố Tuy Hoà 27km về hướng Bắc. Vị trí chính xác của hòn đảo là thuộc địa phận thôn Phương Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An. Theo người dân địa phương, người ta còn gọi Cù Lao Mái Nhà bằng nhiều tên gọi khác như Lao Mái Nhà hay Hòn lao Mái Nhà.

Sở dĩ có cái tên đặc biệt như vậy là bởi hình dáng của hòn đảo khi nhìn từ xa. Đứng từ khu vực bến tàu phóng tầm mắt nhìn ra, trông hòn đảo giống như một mái nhà nổi lên giữa đại dương. Hiện nay, trên Cù lao Mái Nhà không có dân cư sinh sống, khung cảnh hoang sơ bởi chú yếu là những dãy núi cao, rừng nguyên sinh hay những ghềnh đá mấp mô bên bờ cát trắng, cạnh làn nước biển trong xanh.

Cù lao Mái Nhà khi nhìn từ xa (Ảnh Vinpearl)

Khung cảnh hoang sơ trên đảo (Ảnh Zoom Travel)

Du khách để tới được Cù lao Mái Nhà sẽ cần đi tàu, xuất phát từ bến tàu xã An Hải. Thời gian ngồi tàu hoặc ca nô khoảng 20 phút. Tuỳ vào điều kiện thời tiết cũng như nhu cầu, sẽ có khoảng 5-6 chuyến tàu ra đảo và từ đảo trở về.


Như đã nói ở trên, hiện nay trên Cù lao Mái Nhà không có cư dân sinh sống. Chính bởi vậy, nhiều người mới đặt cho nơi này biệt danh đó là "hòn đảo hoang" hay "đảo Robinson". Từ khi bắt được được du khách quan tâm và ghé tới, trên đảo mới bắt đầu xuất hiện những lán, lều nhỏ để phục vụ bán nước uống hay đồ ăn vặt.

Trên Cù lao Mái Nhà hiện nay vẫn rất hạn chế dịch vụ phục vụ du khách (Ảnh Hạnh Nhân)

Du khách đến Cù lao Mái Nhà sẽ được trải nghiệm chuyến đi hoà mình với thiên nhiên đúng nghĩa, bởi nơi này cũng không có điện, sóng điện thoại cũng hạn chế, không ổn định. "Nếu như có một ngày thảnh thơi ở Phú Yên, mình khuyên mọi người nên thử đến Cù lao Mái Nhà, một hòn đảo nhỏ hoang sơ tuyệt đẹp. Ngay khi đặt chân lên hòn đảo này chúng mình đã thật sự ngỡ ngàng vì nước rất xanh. Chỉ có 2-3 quán nước nho nhỏ với mấy bộ bàn ghế, võng treo", du khách Bùi Ngọc Lâm chia sẻ trên một diễn đàn du lịch.

Những hoạt động du khách có thể thực hiện ở Cù lao Mái Nhà bao gồm tắm biển, phơi nắng hay chỉ đơn giản là dạo quanh những bãi cỏ xanh, thư giãn, hít thở bầu không khí trong lành nơi đảo xa. Nhiều du khách còn yêu thích việc cắm trại tự túc trên đảo, tự mang theo đồ ăn và nước uống. Là hòn đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ, tự nhiên và chưa có sự can thiệp làm du lịch bài bản nên du khách hoàn toàn có thể lên đảo miễn phí mà không mất "vé" như nhiều đảo du lịch khác.

Một vài hình ảnh về khung cảnh trên Cù lao Mái Nhà qua ống kính của du khách (Ảnh Bùi Ngọc Lâm - Check in Vietnam)

Du khách thảnh thơi nghỉ trên chiếc võng của một quán nước trên đảo (Ảnh Bùi Ngọc Lâm - Check in Vietnam)

Nếu du khách có dự định nghỉ lại qua đêm tại Cù lao Mái Nhà, tốt nhất nên đi theo nhóm đông người và tự chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết yếu như lều trại, chăn gối ngủ, đồ phục vụ cho việc nấu ăn... Bởi trên đảo cũng không hề có bất kỳ nhà nghỉ hay homestay nào. Đón bình minh trên đảo hoang chắc chắn cũng là một trải nghiệm đặc biệt với mọi du khách.

Với những du khách đam mê thử thách hơn, hãy thử trekking lên đỉnh núi đá cao nhất tại Cù lao Mái Nhà. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, biển cả bao la hay xa xa là những còn tàu đánh bắt của ngư dân sẽ hiện ra, tạo ra khung cảnh vô thực.

Du khách muốn nghỉ lại qua đêm hay có chỗ nghỉ trong ngày tốt nhất nên tự chuẩn bị lều trại bởi trên đảo không hề có nhà nghỉ, khách sạn (Ảnh Glamp Trip)

Mùa lý tưởng nhất để ngồi tàu, ngồi ca nô ra Cù lao Mái Nhà là mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Mùa này biển êm, khí hậu mát mẻ, có nắng, phù hợp cho mọi hoạt động của du khách. Thời điểm còn lại trong năm từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau thời tiết dễ có mưa bão, ảnh hưởng tới chuyến đi thậm chí du khách sẽ không thể ra đảo.

Theo Đời sống và Pháp luật


Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top