banner 728x90

Phát hiện dấu tích ngôi đền cổ thờ Phật giáo ở Tây Nguyên

26/05/2024 Lượt xem: 2423

Bên trong kho thiêng (hố thiêng) được khai quật có nhiều hiện vật dâng cúng bằng kim loại, trang sức đá, thủy tinh... là dấu tích ngôi đền cổ thờ Phật giáo thế kỷ 9-13.

Thông tin được tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ cho biết ngày 25/5, sau đợt khai quật lần hai di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP Pleiku). "Phát hiện này cho thấy đây từng là một ngôi đền thờ Phật giáo", ông Mạnh nói.

Kho thiêng với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn và tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn (niên đại khoảng thế kỷ từ 9 đến 13). Bên trong có các hiện vật bằng vàng (bình kamandalu, hoa sen, các lá vàng có khắc ký tự cổ), trang sức bằng đá quý, thủy tinh... Những vật này nhằm dâng cúng cho vị thần.

Cấu trúc trung tâm hố thiêng ở khu di tích An Phú. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Cấu trúc này lần đầu được biết đến khi đặt trong bối cảnh chung và so sánh với loại hình di tích kiến trúc tôn giáo thuộc các nền văn hóa cổ ở miền Trung Việt Nam (văn hóa Champa), Nam Bộ (văn hóa Óc Eo) và khu vực Đông Nam Á.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là phát hiện rất quan trọng, cung cấp nhiều thông tin mới giúp nhận diện đặc trưng tôn giáo, tính chất của di tích, niên đại và quan hệ của nó với các di tích kiến trúc đồng dạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung Việt Nam, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Kết quả hai lần khai quật di tích An Phú cũng cung cấp thêm nhiều tư liệu quan trọng, cho thấy di tích An Phú có thể được xây dựng sớm hơn, từ khoảng thế kỷ 9-10 và được sử dụng kéo dài đến thế kỷ 12-13.

Di tích An Phú sau cuộc khai quật đợt hai. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Di tích An Phú cách trung tâm TP Pleiku 7 km về phía Đông, được các học giả Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp Trung tâm khảo cổ học khảo sát, khai quật đợt một, phát hiện một số di vật thuộc văn hóa Champa là các tảng đá bệ thờ, đế kê bệ thờ, gạch.

Theo Vnexpress.net

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top