banner 728x90

Ngôi chùa độc đáo hơn 400 tuổi ở Bình Dương

22/09/2024 Lượt xem: 2602

Chùa Châu Thới là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Chùa có lối kiến trúc cổ kính, cùng vị trí độc đáo, khi tọa lạc trên ngọn núi Châu Thới. Nơi đây thu hút nhiều Phật tử, du khách đến tham quan vì có thắng cảnh đẹp và sở hữu nhiều hiện vật đặc sắc về Phật giáo.

Chùa Châu Thới tọa lạc trên núi Châu Thới (cao 82m) thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.

Cổng chính đường lên chùa Châu Thới, Bình Dương.

Chùa Châu Thới là một quần thể có nhiều hạng mục công trình kiến trúc đặc sắc về Phật giáo. Trong chùa, hiện đang lưu giữ 55 hiện vật cổ có giá trị, tiêu biểu như 2 bộ tượng cổ Thập bát La Hán và Thập điện Diêm Vương bằng đất nung, tượng Bồ tát Quán thế âm bằng gỗ mít hàng trăm năm tuổi, tượng Bà Chúa Xứ bằng đá xanh, 3 pho tượng Phật bằng đá có niên đại khoảng cuối thế kỷ 18...

Tượng rồng vàng khổng lồ trong thế lưỡng long tranh châu được thiết kế bao quanh sân chùa.

Trên đỉnh mái của chùa có 9 con rồng hướng ra nhiều phía khác nhau, mặt tiền cũng được ghép gốm, sứ với tạo hình tứ linh, thủ quyền, Đức Phật đản sinh.

Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, đắp hình tượng rồng theo lối cung đình rất công phu.

Giữa sân chùa có một bức tượng Quan âm Bồ tát ngự trên tòa sen cao tới 22,5m, nặng trên 100 tấn. Đây chính là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương hiện nay.

Với vẻ cổ kính, địa thế độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa của mình, chùa Châu Thới đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào năm 1989.

Chùa gồm các khu: Ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hàng năm, chùa thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm bái, tham quan, tìm hiểu. 

Từ chùa Châu Thới phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ thấy thấp thoáng cảnh TP Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà, thị xã Thủ Dầu Một và dòng sông Đồng Nai quanh co uốn khúc.

Với vẻ cổ kính, địa thế độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa của mình, chùa Châu Thới đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào năm 1989.

Nguồn: Báo Tin tức

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Vẻ đẹp thanh tịnh của 5 ngôi chùa cổ linh thiêng ở Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nổi tiếng với những ngôi chùa cổ linh thiêng, vẻ đẹp thanh tịnh thu hút rất đông du khách hành hương.

Phong tục “Tò pang” - nét đẹp gắn kết cộng đồng của người Tày, Nùng

Người Tày, Nùng có nhiều phong tục gắn kết cộng đồng tốt đẹp được duy trì từ bao đời nay. Trong đó, phong tục “Tò pang” đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Về chùa Phật tích (Bắc Ninh), chiêm ngưỡng 10 linh thú bằng đá

Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

Môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu xuân mới. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng tại nhiều lễ hội không ít những hiện tượng tiêu cực, những biến tướng, tình trạng thương mại hóa đang diễn ra. Năm nay, xuân Ất Tỵ là mùa lễ hội thứ hai cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống và đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ nhằm giúp xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.
Top