banner 728x90

Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức

06/06/2024 Lượt xem: 2432

Liên quan những video thuyết giảng, nghi lễ do Đại đức Thích Nhuận Đức trên không gian mạng bị dư luận phản ánh, cho là phản cảm, hôm nay 6-6-2024, Văn phòng II Trung ương GHPGVN đã có thông báo về hình thức kỷ luật đối với vị này.

Đại đức Thích Nhuận Đức nhận lỗi và bày tỏ sám hối trong buổi họp ngày 4-6-2024 tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN - Ảnh do VPII cung cấp

Thông tin từ Văn phòng II Trung ương cho Báo Giác Ngộ biết Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức.

Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trung ương GHPGVN giao Ban Pháp chế Trung ương, Ban Kiểm soát Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức trong vòng một năm.

Sau một năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo về đạo hạnh, việc hành trì oai nghi, giới luật của Đại đức Thích Nhuận Đức.

Đó là những nội dung kết luận theo Thông báo số 223/TB-HĐTS-VP2 do Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương GHPGVN vừa ký và thông tin đến Báo Giác Ngộ.

Trước đó, ngày 4-6-2024, lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; lãnh đạo các Ban Hoằng pháp, Pháp chế, Kiểm soát, Thông tin - Truyền thông và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Đại đức Thích Nhuận Đức, tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM).

Sự việc được xác nhận là trên mạng xã hội trong thời gian qua lưu truyền các video, trong đó có các phát ngôn, nội dung thuyết giảng của Đại đức Thích Nhuận Đức sai với tôn chỉ, giáo lý, giáo luật Phật giáo; đồng thời vi phạm các quy tắc thuyết giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

“Các phát ngôn và thuyết giảng này đã làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”, Thông báo 223/TB-HĐTS-VP2 nhận định.

Tại buổi làm việc ngày 4-6-2024, sau khi xem xét, đánh giá và chỉ ra các sai phạm, Đại đức Thích Nhuận Đức đã xin sám hối chư Tăng và Giáo hội.

Quang cảnh buổi họp ngày 4-6-2024 tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN - Ảnh: VPII cung cấp

Trong Thư sám hối vừa phổ biến trên mạng xã hội chiều nay, 6-6-2024, ký bởi Đại đức Thích Nhuận Đức cho biết vị này đã nhận thức về sai phạm của mình.

“Con được quý ngài chỉ dạy những điểm sai và con đã nhận thức ra được những sai phạm của mình. Con cảm thấy mình có lỗi quá nhiều và làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, ảnh hưởng đến hình ảnh trang nghiêm của chư tôn đức Tăng Ni nói chung.”, Đại đức Thích Nhuận Đức bày tỏ trong Thư sám hối.

Đại đức Thích Nhuận Đức cho biết kể từ 4-6-2024, sẽ xin sửa sai, khắc phục hoàn toàn; “những bài giảng mang tính nhạy cảm con đều gỡ xuống hết trên các nền tảng mạng xã hội của con. Đồng thời, con nguyện sẽ không thuyết giảng trong vòng một năm để thời gian này chuyên lo sám hối.”, vị này hứa.

Liên quan tới hiện tượng này, Báo Giác Ngộ đã nhận rất nhiều phản ánh, ý kiến bày tỏ bức xúc về vấn nạn có những vị giảng sai kinh điển, phản cảm và phát ngôn tùy tiện trên mạng xã hội, dẫn dụ luật nhân theo tư ý gây hoang mang xã hội, dẫn dắt quần chúng tín đồ theo hướng không phù hợp với Chánh pháp và truyền thống Phật giáo Việt Nam cũng như chủ trương của Giáo hội.

Trao đổi với Báo Giác Ngộ ngày 17-5-2024,Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết Giáo hội sẽ làm việc và chấn chỉnh việc thuyết giảng của Tăng Ni, nhất là trên không gian mạng xã hội.

Diệu Nghiêm/Báo Giác Ngộ

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top