banner 728x90

Truyện ngắn: Đề phòng

15/04/2025 Lượt xem: 2358

Trong tình bạn, anh ghét nhất sự nửa vời. Tính anh thẳng thắn, đã chơi với ai là hết mình với người đó, không chút đắn đo. Mấy lần anh bị bạn lừa nhưng tính anh vẫn vậy, không chịu thay đổi.

May mà anh có người bạn thân, chơi với nhau những hai mươi năm, tình cảm thắm thiết. Có chuyện vui buồn về gia đình, về cuộc sống, anh đều tâm sự với bạn. Ngược lại, mỗi lần có điều gì vui, bạn đều gọi anh đến chia vui. Một lần, bạn ngẫu hứng làm bài thơ tặng anh, anh thẳng thừng chê: “Dở tệ, vậy mà cũng bày đặt làm thơ!”. Bạn nóng nảy: “Uổng công tôi thức đêm, làm thơ tặng ông! Ông nói như thế, khác nào đánh đổ hết công lao của tôi. Từ nay về sau, tôi với ông không bạn bè gì nữa!...”. Anh cố giải hòa, nhưng bạn nhất quyết không chịu quay lại. Anh luyến tiếc và ngẫm nghĩ, bao nhiêu kỷ niệm ân tình, một chút thẳng thắn thật lòng chê bạn, tình bạn coi như chấm hết! Điều làm anh buồn hơn là, khi không còn chơi với nhau, bạn đi nói xấu, thêm bớt với mọi người về gia đình, về cuộc sống của anh, những điều anh đã tin tưởng tâm sự với bạn.

Một buổi chiều, sau khi tan sở, anh với thằng bạn ở cơ quan rủ nhau đi nhậu. Anh tâm sự về chuyện của mình: “Tôi rút kinh nghiệm rồi, bạn bè không nên tâm sự hết với nhau, ông ạ! Càng tâm sự nhiều, càng đau!...”. Bạn tỏ ra hiểu biết, khuyên: “Đúng vậy, bạn bè không nên tâm sự hết, nên chơi “nửa vời” thôi, để còn đường thối lui. Nếu một mai không còn chơi với nhau nữa, sẽ an toàn cho mình hơn!”. Anh thấy bạn nói cũng có lý... Có điều đêm về, anh cứ trằn trọc suy nghĩ: Bạn bè chơi với nhau mà luôn đề phòng, “nửa vời”, tính đường thối lui, đâu phải là tình bạn nhỉ !?...

Hương Lan

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Hương xưa của mẹ

Tới bây giờ, cùng với nải chuối chín cuốc thì quả hồng mềm đỏ hân hất là thứ quà chợ mà mẹ tôi rất thích. Mỗi lần mẹ đi chợ về, nhẹ nhàng bày những quả hồng mọng đỏ lên đĩa rồi chia cho con cháu bắt phải ăn thì tôi lại nhớ đến bà ngoại, nhớ bàn tay gầy guộc của bà cầm quả hồng tươi đỏ nâng niu mãi rồi mới dám ăn, coi đó như lộc quý.

Tạp văn: Biển trong tôi

Có nhiều thứ để nghiện ở trên đời này lắm. Nào là cà phê, internet, facebook, sách và nhiều loại nghiện khác. Nhưng tôi lại… nghiện biển.

Truyện ngắn: Cảm thông

Anh và chị đều là nhân viên nhà nước, có hai con, một trai, một gái. Hàng ngày, chị và con gái thay phiên nhau vào bếp, lau nhà, giặt giũ quần áo. Bữa cơm dọn lên, chị hoặc con gái phải mời hai người đàn ông trong nhà, họ mới ngồi vào bàn ăn. Trái cây mua về, chị cắt gọt sẵn, để trong hộp nhựa, chỉ cần mở cửa tủ lạnh ra là lấy ăn ngay. Không những vậy, ngoài giờ đi làm, chị còn tranh thủ thời gian trồng thêm rau trên sân thượng để cả nhà được ăn rau sạch.

Tản văn: Ngõ chợ xưa và nay

Nói về địa danh thì đấy là con đường nhỏ gần với chợ. Tuy nhiên, khi nghĩ về nơi ấy, ai cũng có chút buồn đầy xa vắng. Cho tới tận hôm nay, không gian mua bán ở chợ đã trở lên sầm uất gấp bội so với trước, nhưng ngõ chợ vẫn vậy, bình thản như một người đã trải qua thời gian.

Câu chuyện gia đình: Dạy con

Anh làm phục vụ cho một nhà hàng, mỗi ngày 3 ca, tuy vất vả nhưng dù sao cũng ở trong mát, ăn mặc sạch sẽ, còn hơn phải về quê làm ruộng, chân lấm tay bùn. Hơn nữa, anh bao năm ở phố, giờ về quê ăn bám cha mẹ, bà con lối xóm lại cười cho!

Câu chuyện gia đình: Lãng quên

Trưa nay, chị không về nhà mà ở lại cơ quan. Trệu trạo nhai ổ bánh mì cho qua bữa, chị nghĩ hôm nay coi như mình đi làm sớm một chút để giải quyết đống công việc cuối năm bề bộn. Thế nhưng, đầu óc chị như để tận đẩu đâu, chẳng thể tập trung được.

Tản văn: Ngôi nhà xưa

Bây giờ, tôi đã có cuộc sống bình yên trên mảnh đất thứ hai, nơi tôi đã chọn để mưu sinh, lập nghiệp. Cũng lâu lắm rồi tôi không còn gặp lại ngôi nhà ngày xưa khi cả gia đình tôi còn ở quê. Nhưng những miền ký ức vẫn đẹp vẹn tròn trong nỗi nhớ của tôi.

Câu chuyện gia đình: Nhầm lẫn

Anh chị lấy nhau đã 15 năm. Tình cảm vợ chồng thời gian đầu thật mặn nồng, rồi theo thời gian, cuộc sống bận rộn với những lo toan khiến khoảng cách giữa họ ngày càng xa. Anh là công chức, lúc nào cũng chú tâm vào công việc. Chị vừa lo chuyện làm ăn, vừa lo gia đình, con cái. Khi không ở gần, có việc gì cần thiết, hai vợ chồng liên lạc với nhau bằng tin nhắn.
Top