banner 728x90

Du lịch Campuchia khám phá vùng đất người Khmer

30/08/2024 Lượt xem: 2842

Đền Angkor Wat

Đất nước Campuchia có chung đường biên giới với Việt Nam nhưng chưa hẳn nhiều người Việt Nam đã đặt chân đến khám phá vùng đất này.

Vương Quốc Campuchia được mệnh danh là đất nước chùa tháp bởi nơi này sở hữu số lượng lớn đền đài, chùa chiền, với những kiến trúc cổ kính, đi kèm những câu chuyện về văn hoá và lịch sử kỳ bí. Campuchia luôn thu hút những du khách là tín đồ tâm linh, ưa thích phiêu lưu, khám phá với vùng đất đầy bí ẩn này.

Thời tiết Campuchia cũng gần giống với khí hậu Nam Bộ của Việt Nam, cũng có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Tuy nhiên, khí hậu Campuchia nóng bức hơn, vì thế nếu đi du lịch Campuchia thì tránh những tháng nắng gay gắt.

Đền Angkor Wat –Biểu tượng của nền văn hóa Chăm Pa

Đặt chân đến đất nước Campuchia, bạn không thể không tới Siem Reap bởi nơi đây có quần thể những ngôi đền cổ Angkor Wat, Angkor Thom, Bayon... Có thể nói đứng đầu danh thắng nổi tiếng ở Campuchia chỉ có thể là quần thể kiến trúc Angkor, nên nếu du lịch Campuchia mà chưa đến đây thì chưa thể gọi là đi Campuchia.

Quần thể kiến trúc Angkor sở hữu hơn 1000 ngôi đền hùng vĩ cùng với những công trình điêu khắc chân thực, sống động, mang đậm nét văn hóa Khmer.

Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Đền Angkor Wat – Quần thể kiến trúc được coi là biểu tượng của nền văn hóa Chăm Pa khổng lồ này được xây dựng bằng 5 triệu tấn đá trong vòng 35 năm. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2), chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.

Thời điểm lý tưởng nhất để thăm khu đền Angkor Wat là vào lúc bình minh, khi không khí còn mát mẻ, vắng người, tránh được cảnh chen chúc nhau.

Đền Angkor Thom cổ kính

Có thể nói hành trình khám phá Campuchia của bạn sẽ không thể trọn vẹn nếu không một lần đến Phnom Penh - Thủ đô Campuchia và đi tham quan Chùa Vàng - Chùa Bạc. Ngôi chùa độc đáo này tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Phnom Penh, thuộc quần thể kiến trúc cung điện Hoàng Gia.

Cung điện Hoàng gia Campuchia cũng là danh thắng nổi tiếng ở Campuchia. Nơi đây sở hữu không gian rộng lớn cùng với lối kiến trúc nguy nga, tráng lệ, đầy tính nghệ thuật. Những đường nét điêu khắc đều được chăm chút vô cùng tỉ mỉ, tinh tế.

Về ẩm thực của Campuchia không có gì đáng nói ngoài 2 món: “Kdam chaa - Cua rán” là đặc sản của thị trấn Kep, Campuchia. Chợ cua nổi tiếng nơi đây được biết đến với món cua rán cùng tiêu xanh Kampot. Bạn chỉ có thể thưởng thức tiêu Kampot tươi khi du lịch Campuchia và tuyệt vời nhất với món cua rán.

Món đặc biệt thứ hai là “Kiến đỏ với thịt bò” húng quế. Kiến đỏ được đảo đều trên chảo rán cùng với gừng, cỏ chanh, tỏi, húng quế, nghệ và thịt bò thái mỏng. Hương vị của món này đậm đà hơn khi cho nhiều ớt. Món kiến đỏ có thể ăn kèm với cơm.

Các món khác chẳng có gì đặc biệt, nhiều món tôi còn không dám ăn thử vì sợ họ để lâu ngày, không an toàn thực phẩm như: Sâu bọ, châu chấu, cào cào, dế chiên…nhìn đen ngòm nên sợ..hì..hì..

Chùa Vàng - Chùa Bạc tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Phnom Penh

Điều ngạc nhiên nhất của tôi khi đặt chân đến đất nước Campuchia là ngồi trên xe ô tô chạy suốt 80 km đường bộ nhưng không hề thấy một quán ăn, hay một cửa hàng kinh doanh buôn bán nào của người dân nơi đây.

Đi vài ngày cũng không hề thấy bóng dáng cảnh sát. Hầu hết dân Campuchia ở nhà sàn và không tràn ra đường lộ, giành nhau mặt tiền như ở Việt Nam.

Thủ đô Phnom Penh gần như không có hẻm. Xe hơi ở đây thì quá rẻ, nên gần như không có taxi, giao thông công cộng phổ biến là xe tuk tuk, bình dân thì có môtô remorque. Nhiều xe hơi không gắn bảng số, đậu trên vỉa hè nhưng không ai thèm bẻ gương chiếu hậu như ở Việt Nam. Cả nước chỉ có hai trạm thu phí ở quốc lộ 4 và quốc lộ 6.

Điều nghịch lý là Campuchia chưa có lưới điện quốc gia; Các khách sạn, nhà hàng đều dùng máy phát riêng; Xăng đắt hơn Việt Nam 30% nhưng giá phòng và các dịch vụ du lịch đều rẻ hơn Việt Nam từ 30 – 60%.

Tôi ở khách sạn 4 sao, nhưng có thể nói là tốt nhất, sịn nhất so với nhiều khách sạn 5 sao ở các nước giàu có và phát triển hơn.

 

Tác giả chụp hình lưu niệm tại sòng Bạc (Campuchia)

Điều đặc biệt nữa ở Campuchia là nam thanh niên người Khmer từ 12 tuổi trở lên phải vào chùa tu. Nó được mặc định như một nghĩa vụ xã hội của người con trai. Giống như đi bộ đội ở Việt Nam vậy. Tu ở đây không phải để lánh đời mà là cơ hội học tập, rèn luyện để trở thành một người trưởng thành thật sự. Nếu không có giấy chứng nhận học xong khóa tu này, sẽ không được lấy vợ (căng nhỉ?).

Hiện Campuchia có gần 90% dân số theo đạo Phật. Khi đến chiêm bái chùa chiền du khách không được đội mũ, phải cởi bỏ giày dép bên ngoài và không được phép đứng gần hoặc chạm vào nhà sư.

Du khách nên mặc các trang phục kín đáo, lịch sự khi đến chùa chiền, bảo tàng hay những nơi tôn nghiêm, thờ tự.

Trong hành trình khám phá vùng đất Campuchia, tôi luôn trong tâm trạng trầm tư, tĩnh lặng. Một cảm giác man mác buồn khi nghĩ đến những người lính Việt Nam, trong đó có cả những người bạn tôi đã ngã xuống nơi này...

(Ghi chép của Đào Quốc Thịnh)

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Đà Lạt chiều thu năm ấy

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Đà Lạt vào một buổi chiều thu ba mươi năm trước. Tôi đi lang thang trên những con đường đất nhỏ bé vòng vèo, với một tâm trạng cô đơn, lãng du, đầy cảm xúc. Tiết trời se lạnh, tôi ngất ngây như lạc vào miền ảo mộng. Đà Lạt chiều thu, đất trời chìm trong sương mù giăng kín khắp mọi nơi, đâu đó tiếng đàn ghi ta bập bùng bản nhạc: "Ai lên xứ hoa đào" của nhạc sĩ Hoàng Nguyên.

Du lịch Đảo Phú Quốc, Kiên Giang

Phú Quốc, nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo lớn nhỏ khác tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Du lịch sinh thái, tâm linh: Chùa Bái Đính – Tràng An, một địa danh đặc sắc của châu Á

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam, quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha, bao gồm ba vùng liền kề nhau là Khu Di tích Lịch sử Văn hóa cố đô Hoa Lư, Khu Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình.

Chùa Hương, điểm đến du lịch tâm linh

Không chỉ là một sự kiện tôn giáo, lễ hội chùa Hương còn là một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú, phản ánh những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có thể nói, đó là hành trình tìm về cội nguồn, tìm về sự thanh tịnh trong tâm hồn và hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Hành trình về miền đất Phật - chùa Hương không chỉ là một chuyến đi mà còn là một một trải nghiệm văn hóa ý nghĩa.

Du lịch Côn Đảo – Du lịch sinh thái, về nguồn

Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, cách thành phố Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km và cách cửa sông Hậu 83km. Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, với diện tích 76 km2. Trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 57 km2 là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của huyện Côn Đảo.

Du lịch Điện Biên – Du lịch sinh thái, về nguồn

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 9.562,9 km2. Địa hình chia cắt, nhiều sông suối, đồi núi, có độ dốc lớn. Là tỉnh có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (dài 360 km) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dài 40,861 km).

Chùa Yên Tử _ Điểm đến du lịch tâm linh

Chùa Yên Tử nằm trên đỉnh núi Yên Tử, thuộc khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Chùa Yên Tử nằm trên địa phận phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí), một phần thuộc xã Hồng Thái Đông (huyện Đông Triều). Khu di tích bao gồm các công trình kiến trúc tôn giáo chùa, am, tháp được xây dựng rải rác theo tuyến trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 130 km và cách thành phố Hạ Long 40 km.

Du lịch Fansipan, trải nghiệm mùa tuyết rơi

Đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, là dãy núi cao nhất ba nước Đông Dương có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam. Fansipan còn gọi là là "Nóc nhà Đông Dương", giáp với tỉnh Lai Châu, có chiều dài khoảng 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang của chân núi Hoàng Liên Sơn rộng nhất là 75km và hẹp nhất khoảng 45km.
Top