banner 728x90

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo các tổ chức tôn giáo

14/06/2024 Lượt xem: 2586

Cùng dự có các Ủy viên T.Ư Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận T.Ư Phạm Tất Thắng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành T.Ư, cùng 60 đại biểu là các vị chức sắc tiêu biểu lãnh đạo các tổ chức tôn giáo.

Cuộc gặp mặt có sự tham gia của các lãnh đạo, chức sắc 45 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước công nhận là minh chứng sinh động cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo; khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước ta.

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến thắng đã báo cáo khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Theo đó, tính đến tháng 5-2024, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 27 triệu đồng bào theo đạo (chiếm trên 27% dân số cả nước), trong đó, có trên 54.000 chức sắc, 135.500 chức việc; trên 29.600 cơ sở thờ tự tôn giáo và khoảng trên 54.000 cơ sở tín ngưỡng.

Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân 

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức và đại đa số đồng bào theo các tôn giáo ở Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức tôn giáo với tình yêu thương con người đã chung tay với Nhà nước trong công tác an sinh xã hội, chung sức, đồng lòng với chính quyền, nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo đã vận động chức sắc, chức việc, đồng bào theo đạo chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, các tổ chức tôn giáo là một kênh truyền thông quan trọng góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống và đến với đồng bào có đạo nhanh và hiệu quả.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự

Tại buổi gặp mặt, bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn chức sắc lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tại Phủ Chủ tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng sống, làm việc và luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các tôn giáo, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời thăm hỏi ân cần, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các vị lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo cũng như toàn thể đồng bào tôn giáo, có đạo trên cả nước.

Chủ tịch nước nêu rõ, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đất nước phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng với ý chí, nghị lực cùng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua tất cả và làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay". Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp xứng đáng của các tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo đã chung sức, đồng lòng vì sự phát triển chung của đất nước.

Điểm lại những đóng góp của các tổ chức tôn giáo vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, coi đó là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân, khẳng định đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội mới; luôn quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo bình thường và khuyến khích các việc làm ích nước, lợi nhà, đóng góp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu lãnh đạo GHPGVN

Theo Chủ tịch nước, hiện nay, cả nước đang ra sức phấn đấu, phát huy sức mạnh văn hóa, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phấn đấu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045 hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp to lớn và vẻ vang đó đòi hỏi phải có quyết tâm, nỗ lực rất cao, sự phấn đấu, đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo, có đạo, trước hết là các vị chức sắc tôn giáo.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng rằng các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc và đồng bào tôn giáo, có đạo sẽ phát huy tốt hơn nữa những giá trị của đạo đức tôn giáo, tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước cũng mong muốn, các vị lãnh đạo chức sắc tôn giáo tiếp tục thể hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước đến đồng bào tôn giáo; kêu gọi đồng bào tôn giáo, có đạo ở trong và ngoài nước, đoàn kết với đồng bào, nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Chủ tịch nước tặng quà các đại biểu lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo tham gia buổi gặp mặt

Các vị lãnh đạo chức sắc tôn giáo tiếp tục gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, theo phương châm "ích đạo, lợi đời", góp phần xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp của con người Việt Nam, để phát triển xây dựng đất nước.

Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn với nhiều triển vọng tốt đẹp, nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chia rẽ, chống phá, Chủ tịch nước cũng đề nghị, các ban, bộ ngành T.Ư và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật, tạo một môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ổn định, lành mạnh.

Dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tặng quà cho đại biểu lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo tham gia cuộc gặp mặt.

Theo baochinhphu.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top